Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu, là kim chỉ nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Những năm cuối đời, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn chọn những khoảng thời gian thư thái nhất, vào giờ đẹp nhất của một ngày, và lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc. Bốn ngày tiếp sau đó, Người đã dành mỗi ngày một đến hai tiếng để viết. Sau này, vào mỗi dịp sinh nhật hàng năm Bác lại đem bản Di chúc ra xem lại, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Lần cuối cùng Bác viết và chỉnh sửa vào ngày 10/5/1969.
Trong bản Di chúc, Bác đã căn dặn kỹ càng mọi việc đối với Đảng với nhân dân và Bác cũng dành một phần để nói về thanh niên và vai trò của thanh niên, điều này đã thể hiện tư tưởng, tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Bác đã chỉ rõ: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do thanh niên, thanh niên là chủ tương lai của đất nước”.
Thời tuổi trẻ, Bác đã chứng kiến các phong trào yêu nước trong nhưng năm đầu thế kỷ 20 phát triển mạnh mẽ như: phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân…Qua đó, Bác đã nhận thấy sức mạnh to lớn về mọi mặt của thế hệ thanh niên trong quá trình đấu tranh giành độc lập. Đặc biệt, vào những 1920 trên diễn đàn Hội nghị Tua (Pháp), Bác đã lên tiếng phản đối chế độ thực dân gây ra những tội ác tày trời đối với nhân dân và thanh niên ta thông qua bức thư gửi Thanh niên Việt Nam (1925), các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) hay Đường Cách Mệnh (1927)…Bác căm phẫn lên án chế độ thực dân đầu độc, nô dịch, bóc lột dân bản xứ trong đó có thanh niên.
Người khẳng định, muốn thức tỉnh dân tộc phải thức tỉnh thanh niên, vì thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc.
Nhận định thanh niên là một trong những lực lượng nòng cốt, nên ngay từ những năm đầu về nước hoạt động, Bác đã bí mật thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), chuẩn bị những hạt giống đỏ, ươm mầm cho sự trưởng thành, lớn mạnh của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành công của Đảng, là thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, là sự trường tồn phát triển của xã hội. Bác luôn dày công chăm lo giáo dục thanh niên trở thành những con người mới của xã hội, chuẩn bị những tiền đề vững vàng sẵn sàng đón nhận sứ mệnh làm chủ nước nhà.
Việc chăm sóc, giáo dục và rèn luyện thanh niên là công việc mà suốt cuộc đời mình Bác đã làm mà không biết mệt mỏi. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Cách mạng Tháng Tám, Bác đã gửi thư cho thanh niên. Trong thư có đoạn viết: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”.
Trước khi mất, Người đã căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội…”
Những nhìn nhận và đánh giá của Người như nhắn gửi ở lớp lớp thế hệ thanh niên về niềm tin, trí tuệ và sự sáng tạo cho một xã hội mới của dân tộc.
Nhân Kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (03/02/1931-03/02/2018) người viết mong muốn rằng tất cả chúng ta nói chung và thế hệ Đoàn viên thanh niên nói riêng, phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời dặn dò trong Di chúc của Bác Hồ để cùng nhau đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Những năm cuối đời, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn chọn những khoảng thời gian thư thái nhất, vào giờ đẹp nhất của một ngày, và lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc. Bốn ngày tiếp sau đó, Người đã dành mỗi ngày một đến hai tiếng để viết. Sau này, vào mỗi dịp sinh nhật hàng năm Bác lại đem bản Di chúc ra xem lại, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Lần cuối cùng Bác viết và chỉnh sửa vào ngày 10/5/1969.
Trong bản Di chúc, Bác đã căn dặn kỹ càng mọi việc đối với Đảng với nhân dân và Bác cũng dành một phần để nói về thanh niên và vai trò của thanh niên, điều này đã thể hiện tư tưởng, tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Bác đã chỉ rõ: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do thanh niên, thanh niên là chủ tương lai của đất nước”.
Thời tuổi trẻ, Bác đã chứng kiến các phong trào yêu nước trong nhưng năm đầu thế kỷ 20 phát triển mạnh mẽ như: phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân…Qua đó, Bác đã nhận thấy sức mạnh to lớn về mọi mặt của thế hệ thanh niên trong quá trình đấu tranh giành độc lập. Đặc biệt, vào những 1920 trên diễn đàn Hội nghị Tua (Pháp), Bác đã lên tiếng phản đối chế độ thực dân gây ra những tội ác tày trời đối với nhân dân và thanh niên ta thông qua bức thư gửi Thanh niên Việt Nam (1925), các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) hay Đường Cách Mệnh (1927)…Bác căm phẫn lên án chế độ thực dân đầu độc, nô dịch, bóc lột dân bản xứ trong đó có thanh niên.
Người khẳng định, muốn thức tỉnh dân tộc phải thức tỉnh thanh niên, vì thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc.
Nhận định thanh niên là một trong những lực lượng nòng cốt, nên ngay từ những năm đầu về nước hoạt động, Bác đã bí mật thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), chuẩn bị những hạt giống đỏ, ươm mầm cho sự trưởng thành, lớn mạnh của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành công của Đảng, là thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, là sự trường tồn phát triển của xã hội. Bác luôn dày công chăm lo giáo dục thanh niên trở thành những con người mới của xã hội, chuẩn bị những tiền đề vững vàng sẵn sàng đón nhận sứ mệnh làm chủ nước nhà.
Việc chăm sóc, giáo dục và rèn luyện thanh niên là công việc mà suốt cuộc đời mình Bác đã làm mà không biết mệt mỏi. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Cách mạng Tháng Tám, Bác đã gửi thư cho thanh niên. Trong thư có đoạn viết: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”.
Trước khi mất, Người đã căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội…”
Những nhìn nhận và đánh giá của Người như nhắn gửi ở lớp lớp thế hệ thanh niên về niềm tin, trí tuệ và sự sáng tạo cho một xã hội mới của dân tộc.
Nhân Kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (03/02/1931-03/02/2018) người viết mong muốn rằng tất cả chúng ta nói chung và thế hệ Đoàn viên thanh niên nói riêng, phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời dặn dò trong Di chúc của Bác Hồ để cùng nhau đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.