Theo lời kể của đồng chí Lương Thị Khanh – nguyên cán bộ Hội Phụ nữ cứu quốc xã Tân Trào (in trong cuốn Những mẫu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh – NXB Thanh Niên):
“Vào một buổi sáng tháng 5 – 1945, đồng chí Văn (tức đồng chí Võ Nguyên Giáp) đến giao cho tôi nhiệm vụ nấu nước để tiếp bộ đội. Nhận việc, tôi nghĩ bộ đội hành quân xa, vừa đói vừa khát nên tôi bàn với anh chị em nấu cháo loãng cho bộ đội ăn. Chiều đến, xong việc tôi tranh thủ rang ít chè. Vừa rang chè tôi vừa suy nghĩ về những công việc sắp tới của Hội phụ nữ. Gần chiều tối mà vẫn chưa thấy bộ đội đến. Tôi nhìn ra ngoài sân bỗng thấy một đoàn người đi vào. Đi trước là mộ Ông cụ già mặc áo người Nùng. Cụ đi giầy vải, bước đi nhanh nhẹ. Đoàn người lên nhà tôi. Thấy tôi, Ông cụ liền cất tiếng chào hỏi. Tôi đáp lại “bẩm ngài, không dám”. Ông cụ liền nói “không phải bẩm ngài đâu, đồng chí ta cả, đi đánh Tây, đuổi Nhật thôi!”.
Cơm nước đã sẵn sàng. Tôi đã dọn mâm lên, mời mọi người. Ông cụ già cùng ngồi mân với đồng chí Văn và mấy đồng chí khác nữa. Nghĩ đến người già có tuổi đi đường xa, tôi lấy mấy quả trứng gà đặt vào mâm và mời Cụ. Cụ liền từ chối “Gà đẻ ấp lấy con, sao lại đem mời chúng tôi”. Thấy tôi mời mãi, Cụ đành phải nhận và mời mọi người cùng ăn.
Bữa cơm đơn giản đã xong. Mọi người ngồi quay quần uống nước, hỏi thăm chuyện gia đình và công tác của tôi. Đồng chí Văn giới thiệu cho tôi biết người ngồi cạnh Cụ già là đồng chí Đại Toàn “việc cần liên hệ với các đồng chí ở đây thì cứ trao đổi với Đại Toàn”. Còn Ông Cụ già có vầng trán cao rộng, đôi mắt tinh nhanh, giọng nói ấm ấp và rất đỗi hiền từ là ai, tôi không được biết. Song Ông Cụ là người có tuổi, mà vẫn tham gia cách mạng nên tôi rất tôn kính. Đối với các đồng chí khác, sự tôn kính còn được thể hiện ở mối quan hệ công tác.
Ông Cụ cùng đồng chí Đại Toàn và hai đồng chí nữa ở nhà tôi. Cụ mang theo một cái máy đánh chữ, hành lý của Cụ rất đơn giản. Các đồng chí khác có cả điện đài. Gia đình tôi dành cho Ông Cụ và các đồng chí một gian để làm việc và nghỉ ngơi.
Thời gian ở nhà tôi, Ông Cụ và các đồng chí đều ăn cơm chung với gia đình. Lúc đầu tôi sắp cơm một mâm riêng cho Ông Cụ và các đồng chí. Nhưng Cụ nhất định không chịu và mời cả gia đình tôi ngồi chung. Ông Cụ ăn được ít cơm lắm, mỗi bữa chỉ ăn được non hai lưng bát thôi. Ăn được ít những làm nhiều, tôi rất lo cho sức khoẻ của Cụ. Ở nông thôn dạo ấy, rau xanh rất hiếm. Thấy tôi băn khoăn, hiểu ý, Ông Cụ liền hỏi “Nhà ta có vừng không? Có chè anh không?”. Tôi đáp “Vừng cũng có, chè xanh thì nhiều lắm”. Rồi Cụ nói “Thế thì không lo”. Ta dùng măng chấm muối vừng, dùng chè xanh nấu canh lấy nước chan cơm thế là ngon rồi”. Ông Cụ còn vận động gia đình tôi trồng rau muống. Cụ nói với Nhà tôi khi ấy là Chủ nhiệm Ban Việt Minh xã Tân Trào “Chủ nhiệm phải vận động bà con dù chạy giặc nhưng cũng phải khẩn trương làm mùa, không thì chết đói, cần trồng nhiều rau muống để ăn và nuôi bộ đội nữa, sắp tới bộ đội còn về đông hơn”.
Ở nhà tôi, Ông Cụ làm việc liên tục, rất ít khi nghỉ ngơi, thường thường cứ 4 giờ sáng là Ông Cụ dậy và đánh thức mọi người dậy tập thể dục. Ông Cụ rất siêng năng tập thể dục buổi sáng. Tập xong, Ông Cụ vào nhà lấy khăn ra khe suối rửa mặt, sau đó về nhà ngồi vào chỗ làm việc. Tôi thấy lúc thì Cụ đọc, khi thì viết, khi thì đánh máy, lúc thì hội ý…không phút nghỉ ngơi. Thấy vậy, tôi muốn đỡ việc giặt giũ cho Cụ. Tôi thưa chuyện đó với đồng chí Đại Toàn. Nhưng Ông Cụ từ chối vì Cụ không muốn phiền nhân dân. Hôm sau, tôi lại nói, lần này Cụ không nỡ từ chối. Tôi đem áo của Cụ đi giặt, phơi khô, rồi khâu vá lại những chỗ bị rách và đứt chỉ.
Làm việc suốt từ sáng đến trưa, cơm nước xong không nghỉ, Ông Cụ lại đi. Có lúc thì Cụ đi dạo quanh làng một ít, nhiều khi lại vào các gia đình để xem việc ăn uống và nghỉ ngơi của bộ đội. Khi quay về, Cụ lại tiếp tục ngồi vào chỗ làm việc cho đến lúc gia đình dọn cơm chiều. Trong ngày cũng có lúc Cụ đi xem việc luyện tập của bộ đội. Có lần bộ đội đi lấy củi, có một số ít đồng chí không đi, Ông Cụ liền hỏi “sao các đồng chí này không đi lấy củi”. Có đồng chí trả lời “thưa Cụ chúng cháu không có dao”. Ông Cụ liền nói “Không có dao thì lên rừng dùng tay kéo, bẻ, rút lấy, ngày nắng phải đi lấy củi, lúc mưa mới có củi đun”.
Tối đến Ông Cụ làm việc cho tới khuya mới chịu đi nghỉ. Tuy bận nhiều việc nhưng Ông Cụ vẫn dành thì giờ để nói chuyện với gia đình và bà con trong bản. Cụ thường nhắc lại cảnh khổ của nhân dân ta dưới ách Nhật, Tây và Người khẳng định muốn thoát khỏi vòng nô lệ của Nhật, Tây thì chỉ có cách là đứng lên đánh đuổi bọn chúng để giành lấy độc lập, tự do.
Qua câu chuyện, chúng ta thấy hình ảnh của Bác thật giản dị trong đời sống sinh hoạt, từ những công việc hàng ngày đến việc cách mạng Bác luôn vì dân vì nước, không ngày nào nghỉ ngơi. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn tại Tân Trào, mà ngay khi đã là một vị Chủ tịch nước nhưng trong cách sống và làm việc của Bác cũng rất đơn giản, gần gũi, Bác không hề tỏ ra quyền uy, không đòi hỏi sự cung phụng của mọi người đối với Bác.
Chúng ta nhớ lại hình ảnh của Bác, trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” khi Bác ở Việt Bắc năm 1941:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Bác sinh ra từ dân, sống và hoạt động trong lòng dân, luôn tin tưởng và biết phát huy sức mạnh vô tận của dân để vì dân, Người đã trở thành tượng đài bất tử trong tình yêu của Nhân dân. Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác chính là những bài học sâu sắc mà hậu thế phải noi theo.
Ban lãnh đạo Viện cùng tập thể cán bộ, đảng viên Chi bộ 7
tại Lễ dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Công viên Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
tại Lễ dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Công viên Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên Chi bộ 7 cần phải nâng cao nhận thức, thấm nhuần các bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác một cách sâu sắc nhất để khi giải quyết công việc, cán bộ, đảng viên Ngành Kiểm sát luôn tận tâm, nhiệt tình, đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết, tránh thói miệng nói “dân chủ” nhưng làm theo lối “quan chủ”.
Qua mẩu chuyện về phong cách giản dị, gần gũi với Nhân dân của Bác, tôi vô cùng khâm phục và kính nể. Bản thân sẽ tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của mình, thật sự giản dị trong cuộc sống, gần gũi với đồng nghiệp và khiêm tốn trước nhân dân, trong công việc luôn cần cù, chịu khó, sáng tạo và khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Qua mẩu chuyện về phong cách giản dị, gần gũi với Nhân dân của Bác, tôi vô cùng khâm phục và kính nể. Bản thân sẽ tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của mình, thật sự giản dị trong cuộc sống, gần gũi với đồng nghiệp và khiêm tốn trước nhân dân, trong công việc luôn cần cù, chịu khó, sáng tạo và khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.