Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, chăm lo bồi dưỡng, giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi lẽ, theo Người, đạo đức là cái căn bản nhất của người cán bộ cách mạng, “mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không”.
Trên cơ sở tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, các giá trị tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, truyền thống văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức cách mạng, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Người nói: “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Bằng cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo.
Thực tiễn cách mạng đã khẳng định rằng, đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đi vào nếp nghĩ, thói quen, phong cách, lối sống của đa số cán bộ, đảng viên; đồng thời cũng là tiêu chuẩn phấn đấu, tiêu chí để phân loại, đánh giá chất lượng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người.
Tuy nhiên bên cạnh những tấm gương tiêu biểu đó, vẫn có không ít cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, thiếu trách nhiệm trước công việc, chức trách được giao; lười học tập, ngại rèn luyện, sợ khó khăn, gian khổ, hy sinh; quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Do đó, việc đẩy mạnh giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là một yêu cầu vừa mang tính cơ bản, lâu dài, vừa là đòi hỏi cấp bách, trước mắt của sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay.
Trong tình hình hiện nay, sự nhận thức đúng đắn về rèn luyện phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của cán bộ, đảng viên là rất quan trọng. Đó là lý do Chi bộ 6 chọn nội dung rèn luyện phẩm chất“cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tổ chức sinh hoạt tại Chi bộ để cán bộ, đảng viên học tập và làm theo.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Tháng 3 năm 1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc” Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6 năm 1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên báo cứu quốc giải thích rõ nội hàm bốn đức tính này.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những phẩm chất đó thì phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được người đề cập nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người; gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân trong đời công cũng như đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công tác.
Vậy cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu.
Cần, tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức “cần” thì việc gì dù khó khăn đến mấy cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ “Kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn”. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ “cần” là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương, hoặc một nghành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
Kiệm, tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.
Liêm, nghĩa là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Chữ “liêm” và chữ “kiệm” phải đi đôi với nhau như chữ “kiệm” phải đi đôi với chữ “cần”. Có kiệm thì mới liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước là quỹ riêng cho cá nhân mình. Muốn liêm thật sự thì phải chống tham ô.
Chính, nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, nhưng còn phải chính nữa mới là người hoàn toàn. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác”.
Như vậy, chính tức là việc gì có lợi cho dân thì dù nhỏ cũng hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì dù nhỏ cũng hết sức tránh. Cán bộ, công chức là những người làm việc công cho nên Chính còn là sự công tâm, công đức khi giải quyết công việc.
Chí công là hết mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.
Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân công lý”, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.
Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.
Thực trạng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ.
*Những kết quả đạt được
Chi bộ 6 thuộc Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ gồm có 10 đảng viên thuộc 02 Phòng (Phòng 8 và Phòng 11). Trong thời gian qua, Chi bộ luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn. Các đồng chí trong Chi ủy đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, đặc biệt là việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ đối với ngành Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” và cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.
- Về rèn luyện phẩm chất cần
Chi bộ đã quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên phải làm việc cần cù, siêng năng trong nghiên cứu hồ sơ nói riêng và trong tất cả các công việc nói chung. Ngoài công việc chuyên môn, các đảng viên trong Chi bộ còn tích cực tham gia chăm sóc cây xanh và làm vệ sinh khuôn viên cơ quan đảm bảo môi trường xanh-sạch-đẹp; tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do các ban nghành thành phố tổ chức. Từ đó tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi để các cán bộ công tác ngày càng tốt hơn.
Cán bộ, đảng viên trong Chi bộ đều cần cù, siêng năng trong nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ cho công việc ngày càng tốt hơn. Đến nay Chi bộ có 05 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 05 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị, 02 đồng chí có trình độ sau đại học.
Về rèn luyện phẩm chất kiệm
Cán bộ, đảng viên của Chi bộ luôn có ý thức tiết kiệm, giữ gìn và bảo vệ tài sản của cơ quan, đơn vị như tiết kiệm điện sinh hoạt, điện thoại, nước sinh hoạt, văn phòng phẩm; không sử dụng xe công của cơ quan vào công việc riêng; trong quá trình đi công tác luôn tính toán lộ trình sao cho thích hợp nhất để tiết kiệm xăng; không dùng máy vi tính để chơi game trong giờ làm việc…
Về rèn luyện phẩm chất “Liêm, chính, chí công vô tư”
Thực hiện lời dạy của Bác đối với nghành kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, cán bộ, đảng viên của Chi bộ trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc đều đảm bảo các vụ việc được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật, không để xảy ra các trường hợp sai sót làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Đối với công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, các hồ sơ giảm án, tha tù trước thời hạn có điều kiện đều được các Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ càng báo cáo lãnh đạo Viện trước khi tham gia phiên họp với Tòa án đảm bảo việc giảm án, tha tù trước thời hạn có điều kiện công bằng đối với tất cả các phạm nhân. Các trình tự, thủ tục rút ngắn thời gian thử thách đối với người tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo; thủ tục giảm thời hạn miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đều được kiểm sát chặt chẽ đảm bảo công bằng đối với các đối tượng này. Trong kiểm sát trực tiếp tại các cơ sở giam giữ luôn kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, người bị kết án tử hình, phạm nhân đảm bảo việc thực hiện chế độ đối với các đối tượng này đúng theo quy định pháp luật và không có sự phân biệt đối xử. Đồng thời cũng kiểm sát chặt chẽ các trường hợp được đặc xá đảm bảo việc đặc xá được xét đúng đối tượng theo quy định pháp luật. Kịp thời ban hành các kiến nghị, kháng nghị đối với các cơ quan có liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đảm bảo các sai sót của các cơ quan này được khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân.
Đối với công tác kiểm sát thi hành án dân sự, luôn đảm bảo các bản án, quyết định được thi hành đúng theo quy định đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Kiểm sát chặt chẽ các trường hợp cưỡng chế thi hành án nhằm đảm bảo việc cưỡng chế là đúng theo quy định pháp luật không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân. Kiểm sát chặt chẽ các trường hợp xác minh điều kiện thi hành án đảm bảo việc thi hành các bản án đúng theo quy định pháp luật không có sự phân biệt đối xử trong thi hành án. Kiểm sát chặt chẽ các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án của Cơ quan thi hành án kịp thời ban hành các kiến nghị, kháng nghị đảm bảo công tác thi hành án dân sự được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân
Cán bộ, đảng viên trong Chi bộ luôn thể hiện thái độ tôn trọng người dân, lắng nghe ý kiến và hướng dẫn nhiệt tình mọi thủ tục để người dân thực hiện đúng, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, luôn ngay thẳng chính trực, không dựa dẫm, không né tránh, luôn rất công tâm, công bằng đối với tất cả mọi người dân, không phân biệt đối xử, không gây khó khăn cho người dân.
Cán bộ, đảng viên của Chi bộ đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, không sa ngã trước những cám dỗ của vật chất, giữ gìn được cái tâm trong sáng và đạo đức nghề nghiệp.
Qua học tập Bác phong cách làm việc, ứng xử trong thi hành công vụ, ứng xử nơi công sở tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ được cải thiện rõ rệt; thực hiện nghiêm túc, tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; tập thể đơn vị đoàn kết, người đi trước có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ người đi sau; lãnh đạo đơn vị luôn noi gương cho cán bộ noi theo để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên ngày càng ý thức trách nhiệm trong công tác cũng như trách nhiệm với nhân dân.
Bằng những việc làm cụ thể, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” có tác động tích cực đến cán bộ, đảng viên trong Chi bộ. Từng lời dạy của Bác đã được đảng viên cụ thể hóa bằng hành động, việc làm, góp phần nâng cao vai trò của Ngành Kiểm sát tại địa phương.
Kết quả hàng năm, tập thể và cá nhân chi bộ đều đạt từ hoàn thành đến hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn.
Một số giải pháp để rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Cần tăng cường tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, việc tuyên truyền cần tập trung làm cho cán bộ, đảng viên hiểu được và nhận thức một cách chân thực về tư tưởng và tấm gương của Bác. Trên cơ sở đó, cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, coi đó là việc làm vẻ vang nhất như lời dặn của Người. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng chỉ rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức và khí phách của dân tộc ta, Đảng ta. Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài”.
- Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng ủy tập trung tuyên truyền tấm gương đạo đức của Bác về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” bằng những hành động và việc làm thiết thực của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ. Cụ thể các cán bộ, đảng viên trong Chi bộ tích cực tham gia các phong trào thi đua do đoàn thể phát động như: Phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà; phong trào xây dựng cơ quan có đời sống văn hóa tốt, xanh, sạch, đẹp. Cụ thể hóa tinh thần tiết kiệm bằng việc tiết kiệm trong việc sử dụng văn phòng phẩm, tiết kiệm điện, nước và trong việc sử dụng xe công để đi công tác….Cần cù trong công việc và trong học tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong công việc luôn thực hiện lời dạy của Bác đối với ngành kiểm sát “”Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” luôn thể hiện thái độ tôn trọng người dân, lắng nghe ý kiến và hướng dẫn nhiệt tình mọi thủ tục để người dân thực hiện đúng, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, luôn ngay thẳng chính trực, không dựa dẫm, không né tránh, luôn rất công tâm, công bằng đối với tất cả mọi người dân, không phân biệt đối xử, không gây khó khăn cho người dân.
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về đạo đức; phẩm chất chính trị; phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên trong Chi bộ. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
- Chú trọng và phát huy thực hành “tiết kiệm, chống lãng phí” thông qua các phong trào thi đua được phát động tại cơ quan. Chi bộ cần đề xuất với Đảng ủy tổ chức các đợt thi đua ngắn hạn tùy từng thời điểm như đợt thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả, thực hiện nghiêm ngày giờ công lao động”, qua đó biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể có thành tích nổi bật trong việc rèn luyện các phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo gương của Bác.
- Định kỳ hàng quý, tháng đưa nội dung rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” vào sinh hoạt Chi bộ.
- Cán bộ lãnh đạo Phòng cần nêu gương trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu, tham nhũng không xa hoa, lãng phí để cán bộ noi theo.
- Cấp ủy, Chi bộ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” qua đó biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích nổi bật trong việc học tập và làm theo gương Bác.
- Quan tâm sâu sắt, giáo dục đạo đức lối sống cho các cán bộ trẻ, nhất là các cán bộ mới vào ngành. Quán triệt cho các cán bộ này hiểu rõ và thấm nhuần về tư tưởng tấm gương đạo đức của Bác.
Việc Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một “Chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cuộc vận động bằng nhiều nội dung phong phú và thiết thực. Để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần nghiêm túc phê và tự phê bình, chống thói quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hiện “”Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” quyết tâm xây dựng nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, nói phải đi đôi với làm. Phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước, hết lòng vì nhân dân phục vụ.
Sinh thời Bác Hồ thường dẫn câu nói: “Một tấm gương sáng còn hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Thiết nghĩ, việc rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không phải chỉ là những lời nói, những lý luận một chiều mà việc tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất đạo đức này phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong sinh hoạt, học tập, lao động; trong mối quan hệ từ gia đình đến xã hội; từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em đến quan hệ tập thể; giữa cấp trên với cấp dưới, với Đảng, với nhân dân… đó mới chính là điều ý nghĩa nhất thể hiện sự biết ơn và lòng ngưỡng mộ vô hạn của tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đối với tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những phẩm chất đó thì phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được người đề cập nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người; gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân trong đời công cũng như đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công tác.
Vậy cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu.
Cần, tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức “cần” thì việc gì dù khó khăn đến mấy cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ “Kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn”. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ “cần” là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương, hoặc một nghành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
Kiệm, tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.
Liêm, nghĩa là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Chữ “liêm” và chữ “kiệm” phải đi đôi với nhau như chữ “kiệm” phải đi đôi với chữ “cần”. Có kiệm thì mới liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước là quỹ riêng cho cá nhân mình. Muốn liêm thật sự thì phải chống tham ô.
Chính, nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, nhưng còn phải chính nữa mới là người hoàn toàn. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác”.
Như vậy, chính tức là việc gì có lợi cho dân thì dù nhỏ cũng hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì dù nhỏ cũng hết sức tránh. Cán bộ, công chức là những người làm việc công cho nên Chính còn là sự công tâm, công đức khi giải quyết công việc.
Chí công là hết mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.
Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân công lý”, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.
Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.
Thực trạng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ.
*Những kết quả đạt được
Chi bộ 6 thuộc Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ gồm có 10 đảng viên thuộc 02 Phòng (Phòng 8 và Phòng 11). Trong thời gian qua, Chi bộ luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn. Các đồng chí trong Chi ủy đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, đặc biệt là việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ đối với ngành Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” và cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.
- Về rèn luyện phẩm chất cần
Chi bộ đã quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên phải làm việc cần cù, siêng năng trong nghiên cứu hồ sơ nói riêng và trong tất cả các công việc nói chung. Ngoài công việc chuyên môn, các đảng viên trong Chi bộ còn tích cực tham gia chăm sóc cây xanh và làm vệ sinh khuôn viên cơ quan đảm bảo môi trường xanh-sạch-đẹp; tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do các ban nghành thành phố tổ chức. Từ đó tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi để các cán bộ công tác ngày càng tốt hơn.
Cán bộ, đảng viên trong Chi bộ đều cần cù, siêng năng trong nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ cho công việc ngày càng tốt hơn. Đến nay Chi bộ có 05 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 05 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị, 02 đồng chí có trình độ sau đại học.
Về rèn luyện phẩm chất kiệm
Cán bộ, đảng viên của Chi bộ luôn có ý thức tiết kiệm, giữ gìn và bảo vệ tài sản của cơ quan, đơn vị như tiết kiệm điện sinh hoạt, điện thoại, nước sinh hoạt, văn phòng phẩm; không sử dụng xe công của cơ quan vào công việc riêng; trong quá trình đi công tác luôn tính toán lộ trình sao cho thích hợp nhất để tiết kiệm xăng; không dùng máy vi tính để chơi game trong giờ làm việc…
Về rèn luyện phẩm chất “Liêm, chính, chí công vô tư”
Thực hiện lời dạy của Bác đối với nghành kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, cán bộ, đảng viên của Chi bộ trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc đều đảm bảo các vụ việc được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật, không để xảy ra các trường hợp sai sót làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Đối với công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, các hồ sơ giảm án, tha tù trước thời hạn có điều kiện đều được các Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ càng báo cáo lãnh đạo Viện trước khi tham gia phiên họp với Tòa án đảm bảo việc giảm án, tha tù trước thời hạn có điều kiện công bằng đối với tất cả các phạm nhân. Các trình tự, thủ tục rút ngắn thời gian thử thách đối với người tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo; thủ tục giảm thời hạn miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đều được kiểm sát chặt chẽ đảm bảo công bằng đối với các đối tượng này. Trong kiểm sát trực tiếp tại các cơ sở giam giữ luôn kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, người bị kết án tử hình, phạm nhân đảm bảo việc thực hiện chế độ đối với các đối tượng này đúng theo quy định pháp luật và không có sự phân biệt đối xử. Đồng thời cũng kiểm sát chặt chẽ các trường hợp được đặc xá đảm bảo việc đặc xá được xét đúng đối tượng theo quy định pháp luật. Kịp thời ban hành các kiến nghị, kháng nghị đối với các cơ quan có liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đảm bảo các sai sót của các cơ quan này được khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân.
Đối với công tác kiểm sát thi hành án dân sự, luôn đảm bảo các bản án, quyết định được thi hành đúng theo quy định đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Kiểm sát chặt chẽ các trường hợp cưỡng chế thi hành án nhằm đảm bảo việc cưỡng chế là đúng theo quy định pháp luật không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân. Kiểm sát chặt chẽ các trường hợp xác minh điều kiện thi hành án đảm bảo việc thi hành các bản án đúng theo quy định pháp luật không có sự phân biệt đối xử trong thi hành án. Kiểm sát chặt chẽ các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án của Cơ quan thi hành án kịp thời ban hành các kiến nghị, kháng nghị đảm bảo công tác thi hành án dân sự được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân
Cán bộ, đảng viên trong Chi bộ luôn thể hiện thái độ tôn trọng người dân, lắng nghe ý kiến và hướng dẫn nhiệt tình mọi thủ tục để người dân thực hiện đúng, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, luôn ngay thẳng chính trực, không dựa dẫm, không né tránh, luôn rất công tâm, công bằng đối với tất cả mọi người dân, không phân biệt đối xử, không gây khó khăn cho người dân.
Cán bộ, đảng viên của Chi bộ đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, không sa ngã trước những cám dỗ của vật chất, giữ gìn được cái tâm trong sáng và đạo đức nghề nghiệp.
Qua học tập Bác phong cách làm việc, ứng xử trong thi hành công vụ, ứng xử nơi công sở tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ được cải thiện rõ rệt; thực hiện nghiêm túc, tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; tập thể đơn vị đoàn kết, người đi trước có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ người đi sau; lãnh đạo đơn vị luôn noi gương cho cán bộ noi theo để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên ngày càng ý thức trách nhiệm trong công tác cũng như trách nhiệm với nhân dân.
Bằng những việc làm cụ thể, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” có tác động tích cực đến cán bộ, đảng viên trong Chi bộ. Từng lời dạy của Bác đã được đảng viên cụ thể hóa bằng hành động, việc làm, góp phần nâng cao vai trò của Ngành Kiểm sát tại địa phương.
Kết quả hàng năm, tập thể và cá nhân chi bộ đều đạt từ hoàn thành đến hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn.
Một số giải pháp để rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Cần tăng cường tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, việc tuyên truyền cần tập trung làm cho cán bộ, đảng viên hiểu được và nhận thức một cách chân thực về tư tưởng và tấm gương của Bác. Trên cơ sở đó, cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, coi đó là việc làm vẻ vang nhất như lời dặn của Người. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng chỉ rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức và khí phách của dân tộc ta, Đảng ta. Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài”.
- Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng ủy tập trung tuyên truyền tấm gương đạo đức của Bác về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” bằng những hành động và việc làm thiết thực của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ. Cụ thể các cán bộ, đảng viên trong Chi bộ tích cực tham gia các phong trào thi đua do đoàn thể phát động như: Phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà; phong trào xây dựng cơ quan có đời sống văn hóa tốt, xanh, sạch, đẹp. Cụ thể hóa tinh thần tiết kiệm bằng việc tiết kiệm trong việc sử dụng văn phòng phẩm, tiết kiệm điện, nước và trong việc sử dụng xe công để đi công tác….Cần cù trong công việc và trong học tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong công việc luôn thực hiện lời dạy của Bác đối với ngành kiểm sát “”Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” luôn thể hiện thái độ tôn trọng người dân, lắng nghe ý kiến và hướng dẫn nhiệt tình mọi thủ tục để người dân thực hiện đúng, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, luôn ngay thẳng chính trực, không dựa dẫm, không né tránh, luôn rất công tâm, công bằng đối với tất cả mọi người dân, không phân biệt đối xử, không gây khó khăn cho người dân.
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về đạo đức; phẩm chất chính trị; phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên trong Chi bộ. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
- Chú trọng và phát huy thực hành “tiết kiệm, chống lãng phí” thông qua các phong trào thi đua được phát động tại cơ quan. Chi bộ cần đề xuất với Đảng ủy tổ chức các đợt thi đua ngắn hạn tùy từng thời điểm như đợt thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả, thực hiện nghiêm ngày giờ công lao động”, qua đó biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể có thành tích nổi bật trong việc rèn luyện các phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo gương của Bác.
- Định kỳ hàng quý, tháng đưa nội dung rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” vào sinh hoạt Chi bộ.
- Cán bộ lãnh đạo Phòng cần nêu gương trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu, tham nhũng không xa hoa, lãng phí để cán bộ noi theo.
- Cấp ủy, Chi bộ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” qua đó biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích nổi bật trong việc học tập và làm theo gương Bác.
- Quan tâm sâu sắt, giáo dục đạo đức lối sống cho các cán bộ trẻ, nhất là các cán bộ mới vào ngành. Quán triệt cho các cán bộ này hiểu rõ và thấm nhuần về tư tưởng tấm gương đạo đức của Bác.
Việc Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một “Chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cuộc vận động bằng nhiều nội dung phong phú và thiết thực. Để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần nghiêm túc phê và tự phê bình, chống thói quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hiện “”Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” quyết tâm xây dựng nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, nói phải đi đôi với làm. Phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước, hết lòng vì nhân dân phục vụ.
Sinh thời Bác Hồ thường dẫn câu nói: “Một tấm gương sáng còn hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Thiết nghĩ, việc rèn luyện phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không phải chỉ là những lời nói, những lý luận một chiều mà việc tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất đạo đức này phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong sinh hoạt, học tập, lao động; trong mối quan hệ từ gia đình đến xã hội; từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em đến quan hệ tập thể; giữa cấp trên với cấp dưới, với Đảng, với nhân dân… đó mới chính là điều ý nghĩa nhất thể hiện sự biết ơn và lòng ngưỡng mộ vô hạn của tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đối với tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác.