Năm 1959, lần đầu tiên chế định Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) được xuất hiện trong Hiếp pháp của Việt Nam, cụ thể tại Điều 105 của Hiến pháp nêu rõ: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân”.
Từ hiến định này, nhằm chuẩn bị cho việc thành lập hệ thống ngành Kiểm sát nhân dân, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí: Huỳnh Lắm, Bùi Lâm và Nguyễn Văn Ngọc xây dựng dự thảo Luật Tổ chức VKSND năm 1960. Sau khi xây dựng xong dự thảo, đồng chí Hoàng Quốc Việt cử đồng chí Bùi Lâm và đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đến báo cáo với Bác Hồ để xin Người cho ý kiến. Sau khi xem xét nội dung dự thảo, Bác căn dặn: Cán bộ kiểm sát phải “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Ngày 15/7/1960, Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật Tổ chức VKSND gồm 6 chương với 25 điều. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức VKSND. Luật chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt lớn chuyển từ Viện Công tố trở thành VKSND [1].
Hơn 60 năm truyền thống vẻ vang, mỗi công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân luôn thấm nhuần lợi dạy của Bác. Theo đó, ý nghĩa trong từng lời dạy của Người chúng tôi hiểu như sau:
1. Công minh: Theo từ điển Tiếng Việt, từ “công minh” có nghĩa là công bằng và sáng suốt. Trong công tác, người cán bộ kiểm sát phải luôn theo đúng lẽ phải, không thiên vị. Phải dùng cái tâm trong sáng để xem xét mọi việc được công bằng.
Bác từng dạy: “Về kỷ luật, phải thưởng phạt cho công minh. Chớ vì ưa ai mà thưởng, ghét ai mà phạt, ai hẩu [2] với mình thì dùng, ai trực tính nói ngay thì bỏ” [3]. Trong thực tiễn cuộc sống, các yếu tố từ mối quan hệ riêng tư, vật chất đến rào cản, sức ép của cá nhân có quyền lực,… luôn chi phối và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mỗi chúng ta. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể “vì chút tình riêng” mà đưa ra những quyết định, kết luận không chính xác về một vấn đề nào đó. Khi ấy, sự nghiêm minh, lẽ công bằng của luật pháp sẽ không được đảm bảo. Mặc khác, việc giới hạn trong kiến thức, thiếu kinh nghiệm từ thực tiễn cũng là tác nhân làm cho chúng ta dễ mắc phải sai lầm, mất đi sự sáng suốt cần phải có, khiến cho công lý không được thực thi.
Tính “công minh” sẽ giúp cho cán bộ kiểm sát giải quyết các vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Người có “công minh” sẽ luôn ngay thẳng, dám đấu tranh vì sự thật, vì công lý, không vì lợi ích hay chịu rào cản, sức ép nào để thay đổi sự thật khách quan của vụ án.
2. Chính trực: Được hiểu là ngay thẳng, không gian dối, không vì lợi ích riêng tư mà né tránh không dám đấu tranh bảo vệ công lý, cũng không phải vì tư oán cá nhân mà làm trái quy định của pháp luật.
Bản tính ngay thẳng sẽ củng cố cho chúng ta niềm tin vào chân lý, bênh vực lẽ phải, bảo vệ cái đúng. Sinh thời, Bác luôn khuyên dạy mỗi cán bộ, đảng viên phải: “Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng” [4], phải là người “giàu sang không thể quyến rũ; nghèo khó không thể chuyển lay; uy lực không thể khuất phục” [5] cũng là để cán bộ rèn luyện sự chính trực của mỗi người.
Để có sự chính trực, người cán bộ kiểm sát phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết đoán khi giải quyết công việc: Dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
3. Khách quan: Khi đánh giá, xem xét về một vấn đề nào đó phải xuất phát từ thực tế, nhận định thực tế một cách trung thực, không thiên lệch, không dùng góc nhìn chủ quan để suy diễn. Không thành kiến để không có cái nhìn méo mó về vụ việc, dẫn đến sai lầm khi thực thi nhiệm vụ.
VKSND thành phố Cần Thơ viếng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Bến Ninh Kiều nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2019)
tại Bến Ninh Kiều nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2019)
Người cán bộ kiểm sát khi đánh giá sự việc phải thật sự khách quan, vô tư. Biết lắng nghe, cầu thị ý kiến nhưng không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ ai khi đưa ra kết luận. Bác từng dạy “Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể” [6], mỗi kết luận về vụ việc của cán bộ kiểm sát đều ảnh hưởng đến quyền lợi của tập thể, cá nhân liên quan. Do đó, nhận định một cách khách quan sẽ giúp cho người làm công tác kiểm sát tránh khỏi những sai lầm, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
Để đảm bảo khách quan, người cán bộ kiểm sát phải có đủ kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm cuộc sống để có góc nhìn toàn diện. Phải đi sâu tìm hiểu, phân tích, làm rõ bản chất của từng vụ việc. Khi đưa ra nhận định phải dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở chứng cứ toàn diện, cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng.
4. Thận trọng: Là làm việc gì cũng phải đắn đo, suy tính kỹ càng để tránh sai sót. Thận trọng mà không chậm trễ, phải đáp ứng được yêu cầu công việc; suy nghĩ kỹ để đảm bảo giữ vững chủ trương, đường lối. Cẩn thận nhưng phải hiểu đúng, nghe đúng, làm đúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “Những vấn đề chưa được kết luận, chúng ta cần phải hết sức thận trọng trong mọi lời nói và việc làm, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt” [7]. Tính thận trọng đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát khi giải quyết các vụ việc cụ thể phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Sự thận trọng cũng chính là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của người cán bộ Kiểm sát khi thi hành công vụ. Thận trọng trong nhận định sự thật khách quan, đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật để không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm; để pháp luật được thực thi nghiêm minh và kịp thời.
Để có được sự thận trọng, người cán bộ Kiểm sát phải có được sự bình tĩnh cần thiết khi tiếp cận thông tin, không vội vàng phán xét và đưa ra chủ ý khi chưa đủ lượng thông tin cần có. Phải tự mình chống lại căn bệnh qua loa, đại khái, xem xét sự việc hời hợt và nóng vội khi đưa ra quyết định dẫn đến thiếu sót, không chính xác. Cũng cần xác định rằng, không thể lấy lý do “thận trọng” để rồi trì trệ, không dám đưa ra quyết định, đùn đẩy cái khó cho đồng nghiệp, cho người khác khi xem xét, giải quyết vụ việc thuộc trách nhiệm của mình.
5. Khiêm tốn: Trong văn hóa ứng xử dân gian, khiêm tốn là đức tính tốt đẹp của những con người ngay thẳng, thiện lương. Người khiêm tốn luôn có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ chính mình. Một cá nhân được coi là người “khiêm tốn” khi và chỉ khi họ được tập thể thừa nhận, những người xung quanh xác nhận. Do vậy, ngay cả khi người nào đó tự nhận mình khiêm tốn cũng là không khiêm tốn.
Sinh thời, Bác từng dạy: “Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn” [8]. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân dù tài giỏi đến đâu, có học vấn cao đến mấy cũng không thể sáng suốt bằng trí tuệ của tập thể vì khả năng của mỗi người đều có giới hạn mà thực tiễn thì lại rất phong phú, đa dạng. Cán bộ Kiểm sát phải khiêm tốn để được lắng nghe nhiều hơn, qua đó sàng lọc rồi tiếp thu được những ý kiến đúng đắn để giải quyết vấn đề được khách quan, chính xác.
Sự khiêm tốn của người làm công tác kiểm sát là thái độ chuẩn mực trong đánh giá bản thân và trong thực tiễn công việc. Không tự cho mình luôn hơn người khác, xem nhẹ ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Có khiêm tốn sẽ tiêu trừ được sự tự mãn, tự cao, tự đại của bản thân.
Để có sự khiêm tốn, trước hết mỗi công chức ngành Kiểm sát phải có đủ kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và bản thân mỗi người phải luôn có ý chí tự học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ đồng nghiệp. Biết lắng nghe những ý kiến khác quan điểm để suy xét đến cùng của sự việc.
Để đảm bảo khách quan, người cán bộ kiểm sát phải có đủ kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm cuộc sống để có góc nhìn toàn diện. Phải đi sâu tìm hiểu, phân tích, làm rõ bản chất của từng vụ việc. Khi đưa ra nhận định phải dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở chứng cứ toàn diện, cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng.
4. Thận trọng: Là làm việc gì cũng phải đắn đo, suy tính kỹ càng để tránh sai sót. Thận trọng mà không chậm trễ, phải đáp ứng được yêu cầu công việc; suy nghĩ kỹ để đảm bảo giữ vững chủ trương, đường lối. Cẩn thận nhưng phải hiểu đúng, nghe đúng, làm đúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “Những vấn đề chưa được kết luận, chúng ta cần phải hết sức thận trọng trong mọi lời nói và việc làm, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt” [7]. Tính thận trọng đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát khi giải quyết các vụ việc cụ thể phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Sự thận trọng cũng chính là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của người cán bộ Kiểm sát khi thi hành công vụ. Thận trọng trong nhận định sự thật khách quan, đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật để không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm; để pháp luật được thực thi nghiêm minh và kịp thời.
Để có được sự thận trọng, người cán bộ Kiểm sát phải có được sự bình tĩnh cần thiết khi tiếp cận thông tin, không vội vàng phán xét và đưa ra chủ ý khi chưa đủ lượng thông tin cần có. Phải tự mình chống lại căn bệnh qua loa, đại khái, xem xét sự việc hời hợt và nóng vội khi đưa ra quyết định dẫn đến thiếu sót, không chính xác. Cũng cần xác định rằng, không thể lấy lý do “thận trọng” để rồi trì trệ, không dám đưa ra quyết định, đùn đẩy cái khó cho đồng nghiệp, cho người khác khi xem xét, giải quyết vụ việc thuộc trách nhiệm của mình.
5. Khiêm tốn: Trong văn hóa ứng xử dân gian, khiêm tốn là đức tính tốt đẹp của những con người ngay thẳng, thiện lương. Người khiêm tốn luôn có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ chính mình. Một cá nhân được coi là người “khiêm tốn” khi và chỉ khi họ được tập thể thừa nhận, những người xung quanh xác nhận. Do vậy, ngay cả khi người nào đó tự nhận mình khiêm tốn cũng là không khiêm tốn.
Sinh thời, Bác từng dạy: “Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn” [8]. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân dù tài giỏi đến đâu, có học vấn cao đến mấy cũng không thể sáng suốt bằng trí tuệ của tập thể vì khả năng của mỗi người đều có giới hạn mà thực tiễn thì lại rất phong phú, đa dạng. Cán bộ Kiểm sát phải khiêm tốn để được lắng nghe nhiều hơn, qua đó sàng lọc rồi tiếp thu được những ý kiến đúng đắn để giải quyết vấn đề được khách quan, chính xác.
Sự khiêm tốn của người làm công tác kiểm sát là thái độ chuẩn mực trong đánh giá bản thân và trong thực tiễn công việc. Không tự cho mình luôn hơn người khác, xem nhẹ ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Có khiêm tốn sẽ tiêu trừ được sự tự mãn, tự cao, tự đại của bản thân.
Để có sự khiêm tốn, trước hết mỗi công chức ngành Kiểm sát phải có đủ kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và bản thân mỗi người phải luôn có ý chí tự học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ đồng nghiệp. Biết lắng nghe những ý kiến khác quan điểm để suy xét đến cùng của sự việc.
VKSND thành phố Cần Thơ tổ chức Báo công trước tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bến Ninh Kiều
nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 – 26/7/2020)
nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 – 26/7/2020)
Trải qua 61 năm hình thành và phát triển, bao thế hệ công chức ngành Kiểm sát luôn thấm nhuần lời dạy của Bác. Đây là 5 đức tính không thể tách rời trong mỗi con người làm công tác kiểm sát, mỗi đức tính như những rường cột tạo nên giá trị của một con người bản lĩnh, tự tin, vững vàng trước những khó khăn, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để khẳng định nhân cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó, xứng đáng là con người cách mạng - con người trong thời đại Hồ Chí Minh.
-----
[1]: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Lịch sử Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.109, tr.112.
[2]: Từ địa phương (ít dùng), nghĩa là tốt với nhau trong quan hệ riêng, nhưng có tính chất bè cánh, thiên lệch.
[3]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.595.
[4]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.66.
[5]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.50.
[6]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.281.
[7]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 14, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.697.
[8]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.130.
-----
[1]: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Lịch sử Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.109, tr.112.
[2]: Từ địa phương (ít dùng), nghĩa là tốt với nhau trong quan hệ riêng, nhưng có tính chất bè cánh, thiên lệch.
[3]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.595.
[4]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.66.
[5]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.50.
[6]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.281.
[7]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 14, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.697.
[8]: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.130.