Lịch sử ra đời ngày Quốc tế Phụ nữ
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở Mỹ và các nước Tây Âu, nhiều phụ nữ và trẻ em phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, bị chủ tư bản bóc lột và trả lương rẻ mạt, đời sống vô cùng cực khổ, khó khăn. Căm phẫn trước sự áp bức đó, ngày 8-3-1899, tại hai thành phố Chi-ca-gô và Niu-óoc (Mỹ) một cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may đã nổ ra đòi tăng lương, giảm giờ làm và cuối cùng buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ.
Tháng 2-1909, lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ tổ chức mít tinh “Ngày Phụ nữ”, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng. Những cuộc đấu tranh đầu tiên của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, xuất hiện nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc người Ðức là bà Cơ-la-ra Det-kin. Bà Cơ-la-ra Det-kin sinh ra trong một gia đình nhà giáo ở vùng nông thôn Ai-xuê nước Đức, lớn lên Cơ-la-ra Det-kin học tại một trường tư thục ở Lai-xích.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Cơ-la-ra Det-kin hoạt động trong phong trào công nhân và sau đó gia nhập Đảng xã hội dân chủ Đức. Vì bị khủng bố và truy lùng, từ năm 24 tuổi, Cơ-la-ra Det-kin sang nước ngoài hoạt động, trở thành một chiến sĩ cộng sản, chủ bút của Tạp chí Bình đẳng do chính bà sáng lập năm 1890.
Năm 1907, Đại hội Phụ nữ Quốc tế được triệu tập theo đề nghị của Cơ-la-ra Det-kin, sau đó một tổ chức quốc tế của phụ nữ ra đời và Cơ-la-ra Det-kin được bầu làm Bí thư đầu tiên. Năm 1910, theo sáng kiến của bà, Hội nghị Phụ nữ quốc tế họp tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch) đã lấy ngày 8-3 hằng năm làm ngày đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của phụ nữ trên toàn thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Quốc tế Phụ nữ
Năm 1913, Hồ Chí Minh gặp Cơ-la-ra Det-kin tại Mát-xcơ-va, hai chiến sĩ cộng sản đã kể cho nhau nghe chặng đường hoạt động cách mạng đầy gian khó nhưng vinh quang của mình, càng thêm gắn bó hơn về trách nhiệm của mỗi người đối với Quốc tế Cộng sản và phong trào công nhân thế giới. Giữa thập niên 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh sang hoạt động cách mạng ở Liên Xô, Trung Quốc, từ những trao đổi cùng Cơ-la-ra Det-kin Det-kin, Người đã tích lũy được nhiều tư liệu quý để viết bài về “Phụ nữ quốc tế” với 3 nội dung: Vì sao lập ra Phụ nữ quốc tế? Lịch sử Phụ nữ quốc tế thế nào? Cách tổ chức của Phụ nữ quốc tế ra sao?
Phần đầu của bài “Phụ nữ quốc tế”, Người đã viết những lời thật giản dị mà thấm thía:
“Ông Các Mác nói rằng: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tấn bộ ra thế nào”.
Ông Lênin nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”…
Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia. Cách mệnh Pháp có những người như cô học trò Sác-lốt Coóc-đây rút dao đâm chết người tể tướng hung bạo, bà Luy Mi-sen ra giúp tổ chức Pa-ri Công xã. Khi Nga cách mệnh, đàn bà ra tình nguyện đi lính; sau tính lại lính cách mệnh đàn bà chết hết 1.854 người. Nay cách mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế cũng vì đàn bà con gái hết sức giùm vào. Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước”. (HCM toàn tập, NXBCTQG-ST, Hà Nội 2002, tập 2, tr 288).
Suốt cả cuộc đời mình, Người đã để lại cho đời nhiều thứ quý giá, trong đó có một suối nguồn tình cả sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Người đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Còn nhớ, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề Người quan tâm, Người đặc chú ý đến trẻ em và phụ nữ ở các thuộc địa nó chung và Việt Nam nói riêng, Người cho đó là những lớp người khổ nhất trong những người khổ cực.
Trong “Bản án chế độ thực dân”, Người đã thể hiện sự căm ghét bọn thống trị luôn “đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ…và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ”. Mỗi một phụ nữ, một trẻ em bị đánh, bị giết đều làm Người đau đớn. Người đã từng thốt lên: “Một em bé bị lột trần truồng, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay trái cứng đơ giơ nắm tay lên chĩa vào ông trời vô tình”.
Có phải chăng đó chính là tình cảm, là động lực giúp Người vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc hành trình 30 năm trời tìm đường cứu nước để rồi, khi trở về đất Mẹ, Người không phút nghỉ ngơi để cùng Đảng và nhân dân ta làm nên sự tích thần kỳ: Lật nhào chế độ phong kiến thực dân, dựng nên một nước Việt Nam độc lập dân tộc và dân chủ tiến bộ.
Ngay trong cuộc Tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-946, Người vui sướng nhận ra rằng “Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất”. Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, Người vẫn luôn dành sự quan tâm đến những người phụ nự. Năm 1952, nhân kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ, Người đã gửi thư ngợi khen: “Non sông gấm vóc Việt Nam do Phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài phát thanh BBC (Anh) nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải phóng chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.
Người xác định rõ, bất bình đẳng nam nữ không đơn thuần là bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng lạc hậu mà chủ yếu là do chế độ kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiêu kêu gọi “Thực hiện nam nữ bình quyền”, coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng.
Trong di chúc, Người viết “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang, đã đóng góp rất nhiều trong chiến đấu và sản xuất. Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ, phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây thực sự là một cuộc cách mạng”.
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở Mỹ và các nước Tây Âu, nhiều phụ nữ và trẻ em phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, bị chủ tư bản bóc lột và trả lương rẻ mạt, đời sống vô cùng cực khổ, khó khăn. Căm phẫn trước sự áp bức đó, ngày 8-3-1899, tại hai thành phố Chi-ca-gô và Niu-óoc (Mỹ) một cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may đã nổ ra đòi tăng lương, giảm giờ làm và cuối cùng buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ.
Tháng 2-1909, lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ tổ chức mít tinh “Ngày Phụ nữ”, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng. Những cuộc đấu tranh đầu tiên của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, xuất hiện nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc người Ðức là bà Cơ-la-ra Det-kin. Bà Cơ-la-ra Det-kin sinh ra trong một gia đình nhà giáo ở vùng nông thôn Ai-xuê nước Đức, lớn lên Cơ-la-ra Det-kin học tại một trường tư thục ở Lai-xích.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Cơ-la-ra Det-kin hoạt động trong phong trào công nhân và sau đó gia nhập Đảng xã hội dân chủ Đức. Vì bị khủng bố và truy lùng, từ năm 24 tuổi, Cơ-la-ra Det-kin sang nước ngoài hoạt động, trở thành một chiến sĩ cộng sản, chủ bút của Tạp chí Bình đẳng do chính bà sáng lập năm 1890.
Năm 1907, Đại hội Phụ nữ Quốc tế được triệu tập theo đề nghị của Cơ-la-ra Det-kin, sau đó một tổ chức quốc tế của phụ nữ ra đời và Cơ-la-ra Det-kin được bầu làm Bí thư đầu tiên. Năm 1910, theo sáng kiến của bà, Hội nghị Phụ nữ quốc tế họp tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch) đã lấy ngày 8-3 hằng năm làm ngày đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của phụ nữ trên toàn thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Quốc tế Phụ nữ
Năm 1913, Hồ Chí Minh gặp Cơ-la-ra Det-kin tại Mát-xcơ-va, hai chiến sĩ cộng sản đã kể cho nhau nghe chặng đường hoạt động cách mạng đầy gian khó nhưng vinh quang của mình, càng thêm gắn bó hơn về trách nhiệm của mỗi người đối với Quốc tế Cộng sản và phong trào công nhân thế giới. Giữa thập niên 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh sang hoạt động cách mạng ở Liên Xô, Trung Quốc, từ những trao đổi cùng Cơ-la-ra Det-kin Det-kin, Người đã tích lũy được nhiều tư liệu quý để viết bài về “Phụ nữ quốc tế” với 3 nội dung: Vì sao lập ra Phụ nữ quốc tế? Lịch sử Phụ nữ quốc tế thế nào? Cách tổ chức của Phụ nữ quốc tế ra sao?
Phần đầu của bài “Phụ nữ quốc tế”, Người đã viết những lời thật giản dị mà thấm thía:
“Ông Các Mác nói rằng: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tấn bộ ra thế nào”.
Ông Lênin nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”…
Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia. Cách mệnh Pháp có những người như cô học trò Sác-lốt Coóc-đây rút dao đâm chết người tể tướng hung bạo, bà Luy Mi-sen ra giúp tổ chức Pa-ri Công xã. Khi Nga cách mệnh, đàn bà ra tình nguyện đi lính; sau tính lại lính cách mệnh đàn bà chết hết 1.854 người. Nay cách mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế cũng vì đàn bà con gái hết sức giùm vào. Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước”. (HCM toàn tập, NXBCTQG-ST, Hà Nội 2002, tập 2, tr 288).
Suốt cả cuộc đời mình, Người đã để lại cho đời nhiều thứ quý giá, trong đó có một suối nguồn tình cả sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Người đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Còn nhớ, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề Người quan tâm, Người đặc chú ý đến trẻ em và phụ nữ ở các thuộc địa nó chung và Việt Nam nói riêng, Người cho đó là những lớp người khổ nhất trong những người khổ cực.
Trong “Bản án chế độ thực dân”, Người đã thể hiện sự căm ghét bọn thống trị luôn “đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ…và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ”. Mỗi một phụ nữ, một trẻ em bị đánh, bị giết đều làm Người đau đớn. Người đã từng thốt lên: “Một em bé bị lột trần truồng, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay trái cứng đơ giơ nắm tay lên chĩa vào ông trời vô tình”.
Có phải chăng đó chính là tình cảm, là động lực giúp Người vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc hành trình 30 năm trời tìm đường cứu nước để rồi, khi trở về đất Mẹ, Người không phút nghỉ ngơi để cùng Đảng và nhân dân ta làm nên sự tích thần kỳ: Lật nhào chế độ phong kiến thực dân, dựng nên một nước Việt Nam độc lập dân tộc và dân chủ tiến bộ.
Ngay trong cuộc Tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-946, Người vui sướng nhận ra rằng “Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất”. Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, Người vẫn luôn dành sự quan tâm đến những người phụ nự. Năm 1952, nhân kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ, Người đã gửi thư ngợi khen: “Non sông gấm vóc Việt Nam do Phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài phát thanh BBC (Anh) nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải phóng chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.
Người xác định rõ, bất bình đẳng nam nữ không đơn thuần là bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng lạc hậu mà chủ yếu là do chế độ kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiêu kêu gọi “Thực hiện nam nữ bình quyền”, coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng.
Trong di chúc, Người viết “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang, đã đóng góp rất nhiều trong chiến đấu và sản xuất. Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ, phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây thực sự là một cuộc cách mạng”.