Đối với người làm công tác kiểm sát có thể ghi nhật ký kiểm sát, ở đây chỉ bàn về việc lập sổ nhật ký công tác cá nhân, sổ ghi chép những công việc của cán bộ, kiểm sát viên, người lao động trong ngành kiểm sát nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công tác thường ngày nhằm để lưu lại những công việc diễn ra hàng ngày mà cá nhân, người lao động đã làm, đã thực hiện.
Có nhiều cách viết nhật ký khác nhau.Có người chấp bút ghi lại tất cả những công việc diễn ra hàng ngày, kể cả là “làm việc tại cơ quan”, “làm việc bình thường”, “07 giờ có mặt tại cơ quan, 11 giờ về; 13 giờ có mặt đọc báo”,… có người chỉ ghi lại những công việc phát sinh ngoài những công việc diễn ra hàng ngày như: “sáng kiểm sát đối chất tại PC02, tin báo vụ…..”, “chiều tống đạt thủ tục tố tụng tại Trại tạm giam cho bị can…”, “ 14 giờ họp chi bộ tại Hội trường cơ quan”, “ngày, tháng, năm đi khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thuông đường bộ tại………”, “07 giờ 30 phút thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án….phạm tội….tại Tòa án nhân dân quận…..”, …….dù ghi cụ thể hay ghi những gì phát sinh ngoài những công việc thường ngày thì cũng đều ghi lại những sự kiện, công việc có thật đã thực hiện một cách khách quan, chính xác và khoa học.
Nhưng, để cho quyển nhật ký công tác đẹp về mặt hình thức cả về mặt ý nghĩa, người viết còn gửi trọn tâm tư trên từng nét chữ dù chữ đẹp hay chưa bắt mắt, dù nội dung cần chứa đựng ít hay nhiều, công việc mình làm tầm cỡ hay đơn giản, đó là vẻ đẹp ý nghĩa ẩn chứa lại trong từng dòng, từng trang nhật ký cá nhân mà người ghi muốn lưu lại công việc mình đã làm, để kiểm tra công việc mình chưa làm. Và, thêm một ý nghĩa sâu sắc nữa là để chứng minh tính trung thực của mỗi người khi đi công tác hay làm một công việc gì đó thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao mà khi cần đối chiếu thì đã có nhật ký ghi lại, đó là cách để người viết nắn nót từng nét chữ như bản tính “thận trọng” trong lời Bác dạy người cán bộ kiểm sát “công minh, chính trực, khách quan,….”
Một mục đích tâm lý khác nữa là để đối chiếu (khi cần) công việc mình đã làm với hồ sơ, với quá trình đi công tác, đi thực tế, đối chiếu với lãnh đạo khi cần xác minh tính xác thực của việc đi công tác, đi thực tế với hồ sơ, đối chiếu với cơ quan điều tra trong việc kiểm sát điều tra, việc giao nhận hồ sơ, thủ tục bàn giao các biên bản để Viện kiểm sát đóng dấu bút lục kiểm sát đối với các trường hợp Viện kiểm sát không trực tiếp tiến hành kiểm sát theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLHS.
Xưa, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu để hoạt động cách mạng, thời gian Bác ở Trung Quốc bị phản gián bắt giam và di chuyển qua nhiều nhà lao, Bác đã viết “Nhật ký trong tù” ghi lại quá trình bị giam, dẫn giải và cuộc sống trong tù để chúng ta biết được cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác gian lao, khổ cực để mỗi lớp trẻ lớn lên đều đọc được nhật ký của Bác và hiểu được ý nghĩa của độc lập, tự do của ngày hôm nay như thế nào và ý nghĩa của việc viết nhật ký như thế nào, đó cũng là áng văn bất hủ trong kho tàng văn học Việt Nam.
Nay, chúng ta có dịp đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, người chiến sĩ trung kiên, yêu nước cũng nhờ bản thân có thói quen viết nhật ký của mình.
Nhưng dù viết như thế nào, cách trình bày nắn nót, sạch sẽ thu hút người xem hay không cũng thể hiện được tính cách chỉnh chu, kỹ lưỡng, học tập theo Bác cách làm việc khoa học và thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Viện trưởng trong việc lập và viết nhật ký công tác, mỗi chúng ta đều góp phần thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Nhưng, để cho quyển nhật ký công tác đẹp về mặt hình thức cả về mặt ý nghĩa, người viết còn gửi trọn tâm tư trên từng nét chữ dù chữ đẹp hay chưa bắt mắt, dù nội dung cần chứa đựng ít hay nhiều, công việc mình làm tầm cỡ hay đơn giản, đó là vẻ đẹp ý nghĩa ẩn chứa lại trong từng dòng, từng trang nhật ký cá nhân mà người ghi muốn lưu lại công việc mình đã làm, để kiểm tra công việc mình chưa làm. Và, thêm một ý nghĩa sâu sắc nữa là để chứng minh tính trung thực của mỗi người khi đi công tác hay làm một công việc gì đó thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao mà khi cần đối chiếu thì đã có nhật ký ghi lại, đó là cách để người viết nắn nót từng nét chữ như bản tính “thận trọng” trong lời Bác dạy người cán bộ kiểm sát “công minh, chính trực, khách quan,….”
Một mục đích tâm lý khác nữa là để đối chiếu (khi cần) công việc mình đã làm với hồ sơ, với quá trình đi công tác, đi thực tế, đối chiếu với lãnh đạo khi cần xác minh tính xác thực của việc đi công tác, đi thực tế với hồ sơ, đối chiếu với cơ quan điều tra trong việc kiểm sát điều tra, việc giao nhận hồ sơ, thủ tục bàn giao các biên bản để Viện kiểm sát đóng dấu bút lục kiểm sát đối với các trường hợp Viện kiểm sát không trực tiếp tiến hành kiểm sát theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLHS.
Xưa, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu để hoạt động cách mạng, thời gian Bác ở Trung Quốc bị phản gián bắt giam và di chuyển qua nhiều nhà lao, Bác đã viết “Nhật ký trong tù” ghi lại quá trình bị giam, dẫn giải và cuộc sống trong tù để chúng ta biết được cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác gian lao, khổ cực để mỗi lớp trẻ lớn lên đều đọc được nhật ký của Bác và hiểu được ý nghĩa của độc lập, tự do của ngày hôm nay như thế nào và ý nghĩa của việc viết nhật ký như thế nào, đó cũng là áng văn bất hủ trong kho tàng văn học Việt Nam.
Nay, chúng ta có dịp đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, người chiến sĩ trung kiên, yêu nước cũng nhờ bản thân có thói quen viết nhật ký của mình.
Nhưng dù viết như thế nào, cách trình bày nắn nót, sạch sẽ thu hút người xem hay không cũng thể hiện được tính cách chỉnh chu, kỹ lưỡng, học tập theo Bác cách làm việc khoa học và thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Viện trưởng trong việc lập và viết nhật ký công tác, mỗi chúng ta đều góp phần thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.