Vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 199/QĐ-CA công bố mới 11 án lệ được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thông qua ngày 17/10/2018.Theo Quyết định của Chánh án TANDTC, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng án lệ này trong xét xử kể từ ngày 03/12/2018. Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.Theo đó, các TAND và các Tòa quân sự áp dụng các án lệ trong xét xử từ ngày 03/12/2018, bao gồm 4 án lệ về hình sự, 7 án lệ về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, cụ thể:
1. Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” đối với người giúp sức trong tội “Giết người”;
2. Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”;
3. Án lệ số 19/2018/AL về tình tiết phạm tội “có tổ chức” trong tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;
4. Án lệ số 20/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong “Tội tham ô tài sản”;
5. Án lệ số 21/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động theo loại hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc trong thư mời làm việc;
6. Án lệ số 22/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản;
7. Án lệ số 23/2018/AL về nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm;
8. Án lệ số 24/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm;
9. Án lệ số 25/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân;
10. Án lệ số 26/2018/AL về đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng;
11. Án lệ số 27/2017/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản.
2. Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”;
3. Án lệ số 19/2018/AL về tình tiết phạm tội “có tổ chức” trong tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;
4. Án lệ số 20/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong “Tội tham ô tài sản”;
5. Án lệ số 21/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động theo loại hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc trong thư mời làm việc;
6. Án lệ số 22/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản;
7. Án lệ số 23/2018/AL về nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm;
8. Án lệ số 24/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm;
9. Án lệ số 25/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân;
10. Án lệ số 26/2018/AL về đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng;
11. Án lệ số 27/2017/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản.
Khi Bộ luật TTDS và Luật TTHC năm 2015 có hiệu lực thi hành, lần đầu tiên Việt Nam chấp nhận và sử dụng án lệ trong xét xử nhằm đảm bảo công bằng, công lý mà không phải đợi việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật - điều mà không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng.Nguyên tắc áp dụng án lệ được quy định tại Điều 191 Luật TTHC, Điều 45 Bộ luật TTDS và được cụ thể hóa trong hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2015 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Về nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử, tại Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy định:“Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án. Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ”.
Từ năm 2016 đến nay Việt Nam đã công bố được tổng cộng là 27 án lệ. Tuy nhiên, việc áp dụng án lệ trong các quan hệ hành chính, dân sự, KDTM hiện còn mới mẻ đối với những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng nên việc nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ năng áp dụng án lệ là việc làm rất cần thiết hiện nay. Bởi lẽ, quá trình giải quyết các tranh chấp nhiều trường hợp thấy rằng việc hiểu nội dung án lệ còn mang tính chất chủ quan dẫn đến việc vận dụng pháp luật nội dung không thống nhất.
Về việc áp dụng án lệ trong xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, hành chính, KDTM
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015 ta có thể hiểu để áp dụng án lệ, thì có hai vấn đề phải xác định là các tình tiết khách quan và vấn đề pháp lý cần được giải quyết trong vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý có giống với các tình tiết khách quan và vấn đề pháp lý đã được giải quyết trong Án lệ hay không. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, áp dụng án lệ, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, án lệ chỉ được áp dụng khi “các tình tiết khách quan cơ bản” của vụ việc dân sự đang được giải quyết được xác định là tương tự với “các tình tiết khách quan cơ bản” của vụ việc dân sự trong án lệ.
Thứ hai, Khi giải quyết các tranh chấp, người tiến hành tố tụng phải xác định đối tượng khởi kiện, quan hệ pháp luật điều chỉnh đối tượng khởi kiện đó; trường hợp không có luật điều chỉnh mới áp dụng án lệ.
Thứ ba, thực tế áp dụng án lệ trong xét xử sẽ nảy sinh một số bất cập như:
- Theo nội dụng Điều 8 Nghị quyết 03/2015 quy định thì việc áp dụng án lệ là có tính bắt buộc với các sự kiện đã được chọn làm án lệ. Tuy nhiên việc viện dẫn án lệ ở các Tòa án chưa đảm bảo nguyên tắc này.
- Pháp luật quy định Tòa án tuân theo án lệ xuất phát từ hiệu lực pháp lý của án lệ sẽ dẫn đến nguy cơ Tòa án dụng án lệ một cách cứng nhắc.
Tại khoản 3 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP quy định cho phép Tòa án không áp dụng án lệ: “Trường hợp Hội đồng xét xử không áp dụng án lệ và có phân tích, lập luận nêu rõ lý do trong bản án, quyết định thì ngay sau khi tuyên án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ về Tòa án nhân dân tối cao”. Như vậy, nếu không áp dụng án lệ thì Tòa án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ đến TANDTC.
- Người tiến hành và người tham gia tố tụng chưa được trang bị kỹ càng kỹ năng xác định tình tiết cơ bản có tính chất tương tự trong hoạt động áp dụng án lệ. Điều này dẫn đến tình trạng cùng một tình tiết nhưng các tòa án áp dụng án lệ có quan điểm khác nhau. Tòa án này cho rằng đó là tình tiết cơ bản nhưng Tòa án khác lại không cho là tình tiết cơ bản.
Kỹ năng áp dụng án lệ
Kỹ năng xác định tình tiết tương tự cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Phải cập nhật kịp thời các án lệ, hiểu được các tình tiết, nội dung cơ bản của án lệ.
- Xác định vụ việc đang giải quyết có tình tiết, nội dung tương tự án lệ không.
- Khi áp dụng án lệ thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 146/TANDTC-PC của TANDTC ngày 11/7/2017 có hướng dẫn xác định yếu tố bắt buộc của án lệ ở phần “Khái quát nội dung của án lệ” như sau: “Trường hợp áp dụng án lệ thì số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần Nhận định của Tòa án”.
Thực tế vận dụng án lệ vào vụ án cụ thể còn chưa có sự thống nhất khi áp dụng án lệ của án dân sự có áp dụng án hành chính, kinh tế, hôn nhân gia đình không và ngược lại. Đến nay những vẫn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể nên theo quy định hiện hành Tòa án có quyền áp dụng các án lệ vào các quan hệ điều chỉnh có nội dung tương tự.
Trên đây là một số kỹ năng cần áp dụng khi sử dụng án lệ trong thực tiễn, chúng tôi mong rằng nội dung trên sẽ có ích cho các cán bộ làm công tác xét xử khi nghiên cứu hồ sơ có các tình tiết nội dung liên quan đến áp dụng án lệ.
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015 ta có thể hiểu để áp dụng án lệ, thì có hai vấn đề phải xác định là các tình tiết khách quan và vấn đề pháp lý cần được giải quyết trong vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý có giống với các tình tiết khách quan và vấn đề pháp lý đã được giải quyết trong Án lệ hay không. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, áp dụng án lệ, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, án lệ chỉ được áp dụng khi “các tình tiết khách quan cơ bản” của vụ việc dân sự đang được giải quyết được xác định là tương tự với “các tình tiết khách quan cơ bản” của vụ việc dân sự trong án lệ.
Thứ hai, Khi giải quyết các tranh chấp, người tiến hành tố tụng phải xác định đối tượng khởi kiện, quan hệ pháp luật điều chỉnh đối tượng khởi kiện đó; trường hợp không có luật điều chỉnh mới áp dụng án lệ.
Thứ ba, thực tế áp dụng án lệ trong xét xử sẽ nảy sinh một số bất cập như:
- Theo nội dụng Điều 8 Nghị quyết 03/2015 quy định thì việc áp dụng án lệ là có tính bắt buộc với các sự kiện đã được chọn làm án lệ. Tuy nhiên việc viện dẫn án lệ ở các Tòa án chưa đảm bảo nguyên tắc này.
- Pháp luật quy định Tòa án tuân theo án lệ xuất phát từ hiệu lực pháp lý của án lệ sẽ dẫn đến nguy cơ Tòa án dụng án lệ một cách cứng nhắc.
Tại khoản 3 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP quy định cho phép Tòa án không áp dụng án lệ: “Trường hợp Hội đồng xét xử không áp dụng án lệ và có phân tích, lập luận nêu rõ lý do trong bản án, quyết định thì ngay sau khi tuyên án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ về Tòa án nhân dân tối cao”. Như vậy, nếu không áp dụng án lệ thì Tòa án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ đến TANDTC.
- Người tiến hành và người tham gia tố tụng chưa được trang bị kỹ càng kỹ năng xác định tình tiết cơ bản có tính chất tương tự trong hoạt động áp dụng án lệ. Điều này dẫn đến tình trạng cùng một tình tiết nhưng các tòa án áp dụng án lệ có quan điểm khác nhau. Tòa án này cho rằng đó là tình tiết cơ bản nhưng Tòa án khác lại không cho là tình tiết cơ bản.
Kỹ năng áp dụng án lệ
Kỹ năng xác định tình tiết tương tự cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Phải cập nhật kịp thời các án lệ, hiểu được các tình tiết, nội dung cơ bản của án lệ.
- Xác định vụ việc đang giải quyết có tình tiết, nội dung tương tự án lệ không.
- Khi áp dụng án lệ thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 146/TANDTC-PC của TANDTC ngày 11/7/2017 có hướng dẫn xác định yếu tố bắt buộc của án lệ ở phần “Khái quát nội dung của án lệ” như sau: “Trường hợp áp dụng án lệ thì số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần Nhận định của Tòa án”.
Thực tế vận dụng án lệ vào vụ án cụ thể còn chưa có sự thống nhất khi áp dụng án lệ của án dân sự có áp dụng án hành chính, kinh tế, hôn nhân gia đình không và ngược lại. Đến nay những vẫn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể nên theo quy định hiện hành Tòa án có quyền áp dụng các án lệ vào các quan hệ điều chỉnh có nội dung tương tự.
Trên đây là một số kỹ năng cần áp dụng khi sử dụng án lệ trong thực tiễn, chúng tôi mong rằng nội dung trên sẽ có ích cho các cán bộ làm công tác xét xử khi nghiên cứu hồ sơ có các tình tiết nội dung liên quan đến áp dụng án lệ.