Thông tư quy định về nguyên tắc, nội dung của việc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cụ thể, diễn viên chỉ được sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh khi: Khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật; Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định; Phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá; Các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nghệ thuật.
Đối với tác phẩm sân khấu, khi sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật, diễn viên không thực hiện hành vi hút thuốc thật trên sân khấu.
Trường hợp phim có nhiều cảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo đánh giá của Hội đồng thẩm định thì việc phổ biến phim phải bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây:
- Được phân loại để phổ biến theo lứa tuổi phù hợp. Việc phân loại phim dựa vào các tiêu chí tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Có cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá bằng chữ hoặc hình ảnh.
Đặc biệt, thông tư quy định không được sử dụng hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong các trường hợp sau đây:
- Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này;
- Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
- Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Kế thừa quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/5/2014, Thông tư số 25/TT-BVHTTDL ngày 30/8/2018 tiếp tục quy định về việc không được sử dụng hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em.
Những hình ảnh, hành động trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh nói chung hay phim ảnh nói riêng tác động đến nhận thức và hành động của người xem, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em thường hay tò mò, bắt chước, học theo những hành động trên phim ảnh, trong đó có cả việc thử hút thuốc lá, trong khi họ chưa nhận thức được hết những ảnh hưởng và tác hại kinh hoàng của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Cụ thể, diễn viên chỉ được sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh khi: Khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật; Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định; Phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá; Các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nghệ thuật.
Đối với tác phẩm sân khấu, khi sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật, diễn viên không thực hiện hành vi hút thuốc thật trên sân khấu.
Trường hợp phim có nhiều cảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo đánh giá của Hội đồng thẩm định thì việc phổ biến phim phải bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây:
- Được phân loại để phổ biến theo lứa tuổi phù hợp. Việc phân loại phim dựa vào các tiêu chí tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Có cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá bằng chữ hoặc hình ảnh.
Đặc biệt, thông tư quy định không được sử dụng hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong các trường hợp sau đây:
- Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này;
- Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
- Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Kế thừa quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/5/2014, Thông tư số 25/TT-BVHTTDL ngày 30/8/2018 tiếp tục quy định về việc không được sử dụng hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em.
Những hình ảnh, hành động trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh nói chung hay phim ảnh nói riêng tác động đến nhận thức và hành động của người xem, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em thường hay tò mò, bắt chước, học theo những hành động trên phim ảnh, trong đó có cả việc thử hút thuốc lá, trong khi họ chưa nhận thức được hết những ảnh hưởng và tác hại kinh hoàng của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Mặc dù các ban ngành, đoàn thể trên cả nước đã tích cực triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá nhưng ý thức của người dân trong việc phòng, chống tác hại thuốc lá còn rất thấp, nhiều người vẫn vô tư hút thuốc, thậm chí hút thuốc trước mặt trẻ em, dẫn đến tình trạng trẻ em học đòi hút thuốc lá, làm gia tăng tỷ lệ người hút thuốc lá ở nước ta.
Có thể thấy, việc Thông tư quy định diễn viên không được hút thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em là hết sức cần thiết, giúp trẻ em tránh làm quen, tiếp xúc, học theo việc hút thuốc lá; từ đó kéo giảm tình trạng giới trẻ hút thuốc lá, góp phần giữ gìn một môi trường sống lành mạnh, không khói thuốc.