Tình hình hút thuốc lá và nghiện thuốc lá cũng như các bệnh từ thuốc lá ngày một nghiêm trọng hơn.
Trên thế giới có 1,3 tỷ người hiện đang hút thuốc lá, trong số đó có ½ số người tử vong sớm vì thuốc lá. Hàng năm, có 5,4 triệu người chết trên toàn cầu do hút thuốc lá, trong đó có hơn 60.000 người chết do hít phải khói thuốc lá. Tác hại nặng nề nhất là đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai.
Việt Nam là một trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới; Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47%, ở nữ giới là 1,4%.
Theo kết quả thống kê của Bộ Y Tế thì hàng năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người chết vì hút thuốc lá, cao hơn cả số người chết vì bệnh HIV/AIDS (38.000 người) và chết vì tai nạn giao thông (13.000 người). Bộ Y tế cũng cảnh báo xu hướng số người điều trị nội trú vì bệnh có liên quan đến thuốc lá ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ 62% các ca điều trị nội trú.
Một trào lưu mới hiện nay của giới trẻ là hút thuốc lá điện tử; những người trẻ quan niệm là hút thuốc lá điện tử không có hại đến sức khỏe. Đây là quan niệm sai lầm vì theo các nhà khoa học phân tích thì tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu đều như nhau.
Từ tình hình thực tế trên, cho thấy các bậc làm cha, làm anh nên để ý nhiều hơn đến thuốc lá; nếu đã lở nghiện rồi thì sớm cai nghiện đi; nếu đã lở hút thì bỏ đi. Cần nghiêm khắc hơn đối với bản thân cũng như trong giáo dục con, em mình trong việc hút thuốc lá; cần giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ hãy nói “không” với thuốc lá.
Để phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu quả nhất thì cán bộ, công chức nhất là đảng viên phải là người đi đầu, phải nêu gương, phải nói “không” với thuốc lá ở Cơ quan, nơi làm việc, nơi công cộng.
Trên thế giới có 1,3 tỷ người hiện đang hút thuốc lá, trong số đó có ½ số người tử vong sớm vì thuốc lá. Hàng năm, có 5,4 triệu người chết trên toàn cầu do hút thuốc lá, trong đó có hơn 60.000 người chết do hít phải khói thuốc lá. Tác hại nặng nề nhất là đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai.
Việt Nam là một trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới; Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47%, ở nữ giới là 1,4%.
Theo kết quả thống kê của Bộ Y Tế thì hàng năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người chết vì hút thuốc lá, cao hơn cả số người chết vì bệnh HIV/AIDS (38.000 người) và chết vì tai nạn giao thông (13.000 người). Bộ Y tế cũng cảnh báo xu hướng số người điều trị nội trú vì bệnh có liên quan đến thuốc lá ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ 62% các ca điều trị nội trú.
Một trào lưu mới hiện nay của giới trẻ là hút thuốc lá điện tử; những người trẻ quan niệm là hút thuốc lá điện tử không có hại đến sức khỏe. Đây là quan niệm sai lầm vì theo các nhà khoa học phân tích thì tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu đều như nhau.
Từ tình hình thực tế trên, cho thấy các bậc làm cha, làm anh nên để ý nhiều hơn đến thuốc lá; nếu đã lở nghiện rồi thì sớm cai nghiện đi; nếu đã lở hút thì bỏ đi. Cần nghiêm khắc hơn đối với bản thân cũng như trong giáo dục con, em mình trong việc hút thuốc lá; cần giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ hãy nói “không” với thuốc lá.
Để phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu quả nhất thì cán bộ, công chức nhất là đảng viên phải là người đi đầu, phải nêu gương, phải nói “không” với thuốc lá ở Cơ quan, nơi làm việc, nơi công cộng.