Thực Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của Ngành kiểm sát nhân dân năm 2018 và Kế hoạch số 03/KH-VKSTC ngày 26/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác trọng tâm năm 2018. Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10) đã ban hành Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày 01/11/2018 phát hiện vi phạm và thực hiện quyền kháng nghị đối với những vi phạm trong việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Việc ban hành Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày 01/11/2018 đã kịp thời hỗ trợ cho Viện kiểm sát nhân dân các địa phương trong việc phát hiện vi phạm và thực hiện quyền kháng nghị đối với những vi phạm trong việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Sơ lược một số nội dung của Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày 01/11/2018, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 10) như sau:
- ĐỐI TƯỢNG KHÁNG NGHỊ
- Theo thủ tục phúc thẩm
- Đối với vụ án hành chính: Đối tượng kháng nghị gồm Bản án sơ thẩm; Quyết định tạm đình chỉ; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Đối với vụ việc kinh doanh thương mại, lao động: Đối tượng kháng nghị gồm Bản án sơ thẩm; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Đối với thủ tục phá sản: Đối tượng kháng nghị gồm các quyết định giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân: Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
- Đối với xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, sau đây viết tắt là Pháp lệnh 09): Đối tượng kháng nghị gồm Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Đối với vụ việc kinh doanh thương mại, lao động: Đối tượng kháng nghị gồm Bản án sơ thẩm; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Đối với thủ tục phá sản: Đối tượng kháng nghị gồm các quyết định giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân: Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
- Đối với xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, sau đây viết tắt là Pháp lệnh 09): Đối tượng kháng nghị gồm Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (Chỉ áp dụng đối với vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại và lao động). Đối tượng kháng nghị gồm Bản án; Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VI PHẠM ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN KHÁNG NGHỊ
- Đối với vụ án hành chính.
Hướng dẫn xem xét về tố tụng và nội dung của các Quyết định tạm đình chỉ, Quyết định đình chỉ và đối với vụ án xét xử sơ thẩm để thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm.
Hướng dẫn xem xét về tố tụng và nội dung đối với Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và đối với vụ án có hiệu lực pháp luật để thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Hướng dẫn xem xét về tố tụng và nội dung đối với Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và đối với vụ án có hiệu lực pháp luật để thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Đối với án kinh doanh thương mại, lao động.
Tương tự phần A.
- Đối với thủ tục phá sản.
Hướng dẫn thực hiện quyền kháng nghị đối với quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Quyết định tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (trong đó xem xét căn cứ của việc tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành và trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ).
- Đối với Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính (Pháp lệnh 09).
Qua nghiên cứu Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày 01/11/2018, nhận thấy Kiểm sát viên muốn làm tốt công tác kháng nghị giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì cần phải nắm chặt các bước trong Hướng dẫn nêu trên.