Thực hiện công văn số 4086/VKSTC-V14 ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc quán triệt triển khai Pháp lệnh Xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (Pháp lệnh số 02), Viện kiểm sát nhân huyện Cờ Đỏ tiến hành họp cơ quan triển khai những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát đến toàn thể cán bộ công chức để chủ động thực hiện.
Nội dung trọng tâm là các quy định liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm nhân dân tại các điều 9 đến điều 15 và điều 18, 21, 41, 42, 43 của Pháp lệnh số 02/2022, trong đó lưu ý các nội dung, như:
Thứ nhất, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát hiện cá nhân tổ chức liên quan có hành vi cản trở cản trở hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát thì lập biên bản xác định rõ vi phạm, báo cáo lãnh đạo đơn vị để có văn bản đề nghị và chuyển ngay biên bản vi phạm tới cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xem xét, xử lý.
Thứ hai, căn cứ vào các điều 33 và 34 Pháp lệnh số 02/2022 để xác định người có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như: trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố thì người có thẩm quyền xử phạt trong Công an nhân dân quy định tại Điều 34 Pháp lệnh số 02/2022 có trách nhiệm xứ phạt, giai đoạn xét xử thì người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án nhân dân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 33 Pháp lệnh số 02/2022 có trách nhiệm xử phạt. Còn đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát quân sự trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án quân sự quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 33 Pháp lệnh số 02/2022.
Pháp lệnh số 02 ra đời và có hiệu lực từ 01.9.2022 tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng và ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra; nâng cao uy tín của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự tôn nghiêm của tòa án, bảo đảm sự tôn trọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với cơ quan tiến hành tố tụng; tạo điều kiện giải quyết các vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật.