* Chế độ hỗ trợ đối với người hiến máu sẽ áp dụng theo Thông tư số 20/2018/TT-BYT của Bộ y tế:
Ngày 30/8/2018 Bộ y tế đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2017/TT-BYT ngày 14/04/2017 quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
Theo đó kể từ ngày 01/11/2018, chế độ hỗ trợ đối với người hiến máu, bao gồm cả hiến máu lấy tiền và hiến máu tình nguyện không lấy tiền sẽ được áp dụng như sau:
Đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện được lựa chọn nhận quà tặng là dịch vụ khám, chữa bệnh thay vì chỉ được nhận quà tặng bằng hiện vật như trước đây. Giá trị tối thiểu của quà tặng cụ thể sẽ là:
- 100.000 đồng với người hiến một đơn vị máu thể tích 250ml;
- 150.000 đồng với người hiến một đơn vị máu thể tích 350ml;
- 180.000 đồng với người hiến một đơn vị máu thể tích 450ml.
Đồng thời quy định rõ Thủ trưởng của đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn.
Đối với người hiến máu toàn phần lấy tiền được chi tiền trực tiếp với các mức chi cụ thể như sau:
- 195.000 đồng với người hiến một đơn vị máu có thể tích 250ml;
- 320.000 đồng với người hiến một đơn vị máu có thể tích 350ml;
- 430.000 đồng với người hiến một đơn vị máu có thể tích 450ml.
Ngoài ra Thông tư còn quy định mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ của người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền) là 30.000 đồng/người/lần hiến máu.
* Việc bảo vệ bí mật, thông tin khách hàng tại các Ngân hàng theo Nghị định 117/2018/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định 117/2018/NĐ-CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 quy định khá chặt chẽ về việc bảo vệ bí mật, thông tin khách hàng tại các ngân hàng. Theo đó:
- Ngân hàng chỉ được cung cấp thông tin khách hàng trong hai trường hợp:
+ Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng được quy định tại Bộ luật, Luật, Nghị quyết của Quốc hội;
+ Có sự chấp thuận của khách hàng.
- Ngân hàng không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng (mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập…) cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin…
* Công chức quản lý thị trường có quyền áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải theo quy định tại Thông tư 35/2018/TT-BCT
Ngày 12/10/2018 Bộ công thương ban hành Thông tư 35/2018/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Ngoài việc quy định về quy trình xây dựng, phê duyệt ban hành kế hoạch kiểm tra; việc xây dựng phương án kiểm tra đột xuất; trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý vụ việc vi phạm hành chính. Thông tư còn quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó điểm mới đáng chú ý của Thông tư là công chức Quản lý thị trường có quyền áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền ban hành quyết định khám theo thủ tục hành chính của quản lý thị trường nếu có căn cứ về hành vi vi phạm của đối tượng.
Điều 32 Thông tư 35/2018 quy định công chức quản lý thị trường được phép khám người, phương tiện vận tải khi có căn cứ cho rằng nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bỏ trốn; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ hoặc để ngăn chặn, hạn chế hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Việc đề xuất phải thể hiện bằng văn bản hoặc được ghi trong nội dung biên bản kiểm tra, biên bản khám của đoàn kiểm tra và có các nội dung chủ yếu như sau:
- Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đề xuất khám;
- Căn cứ đề xuất khám;
- Đối tượng khám hoặc nơi khám;
- Phạm vi khám;
- Dự kiến thời gian thực hiện việc khám;
- Dự kiến hành vi vi phạm;
- Dự kiến số lượng và thành phần Đoàn kiểm tra bao gồm cả lực lượng phối hợp;
- Dự kiến tình huống phát sinh;
- Họ, tên và chữ ký người đề xuất khám.
Đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Công chức quản lý thị trường đề xuất việc khám phải chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ban hành quyết định khám và trước pháp luật về nội dung của đề xuất khám.
Thông tư 35/2018/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 26/11/2018 sẽ thay thế thông tư 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường và Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về công tác quản lý địa bàn của cơ quan Quản lý thị trường.
Ngày 30/8/2018 Bộ y tế đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2017/TT-BYT ngày 14/04/2017 quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
Theo đó kể từ ngày 01/11/2018, chế độ hỗ trợ đối với người hiến máu, bao gồm cả hiến máu lấy tiền và hiến máu tình nguyện không lấy tiền sẽ được áp dụng như sau:
Đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện được lựa chọn nhận quà tặng là dịch vụ khám, chữa bệnh thay vì chỉ được nhận quà tặng bằng hiện vật như trước đây. Giá trị tối thiểu của quà tặng cụ thể sẽ là:
- 100.000 đồng với người hiến một đơn vị máu thể tích 250ml;
- 150.000 đồng với người hiến một đơn vị máu thể tích 350ml;
- 180.000 đồng với người hiến một đơn vị máu thể tích 450ml.
Đồng thời quy định rõ Thủ trưởng của đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn.
Đối với người hiến máu toàn phần lấy tiền được chi tiền trực tiếp với các mức chi cụ thể như sau:
- 195.000 đồng với người hiến một đơn vị máu có thể tích 250ml;
- 320.000 đồng với người hiến một đơn vị máu có thể tích 350ml;
- 430.000 đồng với người hiến một đơn vị máu có thể tích 450ml.
Ngoài ra Thông tư còn quy định mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ của người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền) là 30.000 đồng/người/lần hiến máu.
* Việc bảo vệ bí mật, thông tin khách hàng tại các Ngân hàng theo Nghị định 117/2018/NĐ-CP của Chính phủ
Nghị định 117/2018/NĐ-CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 quy định khá chặt chẽ về việc bảo vệ bí mật, thông tin khách hàng tại các ngân hàng. Theo đó:
- Ngân hàng chỉ được cung cấp thông tin khách hàng trong hai trường hợp:
+ Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng được quy định tại Bộ luật, Luật, Nghị quyết của Quốc hội;
+ Có sự chấp thuận của khách hàng.
- Ngân hàng không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng (mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập…) cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin…
* Công chức quản lý thị trường có quyền áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải theo quy định tại Thông tư 35/2018/TT-BCT
Ngày 12/10/2018 Bộ công thương ban hành Thông tư 35/2018/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Ngoài việc quy định về quy trình xây dựng, phê duyệt ban hành kế hoạch kiểm tra; việc xây dựng phương án kiểm tra đột xuất; trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý vụ việc vi phạm hành chính. Thông tư còn quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó điểm mới đáng chú ý của Thông tư là công chức Quản lý thị trường có quyền áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền ban hành quyết định khám theo thủ tục hành chính của quản lý thị trường nếu có căn cứ về hành vi vi phạm của đối tượng.
Điều 32 Thông tư 35/2018 quy định công chức quản lý thị trường được phép khám người, phương tiện vận tải khi có căn cứ cho rằng nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bỏ trốn; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ hoặc để ngăn chặn, hạn chế hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Việc đề xuất phải thể hiện bằng văn bản hoặc được ghi trong nội dung biên bản kiểm tra, biên bản khám của đoàn kiểm tra và có các nội dung chủ yếu như sau:
- Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đề xuất khám;
- Căn cứ đề xuất khám;
- Đối tượng khám hoặc nơi khám;
- Phạm vi khám;
- Dự kiến thời gian thực hiện việc khám;
- Dự kiến hành vi vi phạm;
- Dự kiến số lượng và thành phần Đoàn kiểm tra bao gồm cả lực lượng phối hợp;
- Dự kiến tình huống phát sinh;
- Họ, tên và chữ ký người đề xuất khám.
Đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Công chức quản lý thị trường đề xuất việc khám phải chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ban hành quyết định khám và trước pháp luật về nội dung của đề xuất khám.
Thông tư 35/2018/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 26/11/2018 sẽ thay thế thông tư 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường và Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về công tác quản lý địa bàn của cơ quan Quản lý thị trường.