Cách đây 72 năm, ngày 09/11/1946 đã trở thành lịch sử, ngày đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, đây chính là ngày mà Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, đây là đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước ta. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Ngày 25/01/2010 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2010 QĐ-TTg “về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật”.
Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân (Điều 2); Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người dân trong xã hội. Ngày 04/04/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (Nghị định số 28/2013). Tại Điều 5 Nghị định số 28/2013 quy định “Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (gọi tắt là “Ngày Pháp luật”) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức “Ngày Pháp luật”, nhiều cơ quan, ban ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức “Ngày Pháp luật” cho người dân.
Hưởng ứng ngày pháp luật, thành phố Cần Thơ của chúng ta, gần dây nhất ngày 28/9/2018 Sở tư pháp thành phố Cần thơ đã ban hành công văn số 2260/STP-PBGDPL về việc hướng dẫn hưởng ứng ngày pháp luật, đưa ra nhiều khẩu hiệu về tuyên truyền phổ biến pháp luật như:
- “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”;
- “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng thi hành và bảo vệ pháp luật”;
- “Tích cực tìm hiểu pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân”;
- “Thượng tôn pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”;
- “Cán bộ, công chức, viên chức nêu cao tinh thần gương mẫu, chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật”;
- “ Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Có thể nói được sự quan tâm của Đảng, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong việc phố biến pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, nhiều mô hình tuyên truyền phố biến pháp luật hay đã được hình thành như mô hình tủ sách pháp luật, quán cà phê pháp luật đã được nhân rộng, nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật đã được tổ chức có đông đảo cán bộ công chức, viên chức và người dân tham dự. Mô hình quán cà phê pháp luật, tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, người dân dễ dàng tiếp cận để tìm hiểu các quy định của pháp luật gần gủi với mình như những quy định trong Bộ luật hình sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thủy, Luật xử lý vi phạm hành chính… qua việc đọc và tìm hiều pháp luật, tìm hiểu về những điều luật, những hành vi pháp luật nghiêm cấm, những hành vi vi phạm pháp luật mà ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày một nâng lên, từ đó cũng góp phần giảm các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ngày càng được nâng cao.
Ngày 25/01/2010 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2010 QĐ-TTg “về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật”.
Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân (Điều 2); Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người dân trong xã hội. Ngày 04/04/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (Nghị định số 28/2013). Tại Điều 5 Nghị định số 28/2013 quy định “Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (gọi tắt là “Ngày Pháp luật”) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức “Ngày Pháp luật”, nhiều cơ quan, ban ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức “Ngày Pháp luật” cho người dân.
Hưởng ứng ngày pháp luật, thành phố Cần Thơ của chúng ta, gần dây nhất ngày 28/9/2018 Sở tư pháp thành phố Cần thơ đã ban hành công văn số 2260/STP-PBGDPL về việc hướng dẫn hưởng ứng ngày pháp luật, đưa ra nhiều khẩu hiệu về tuyên truyền phổ biến pháp luật như:
- “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”;
- “Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng thi hành và bảo vệ pháp luật”;
- “Tích cực tìm hiểu pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân”;
- “Thượng tôn pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”;
- “Cán bộ, công chức, viên chức nêu cao tinh thần gương mẫu, chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật”;
- “ Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Có thể nói được sự quan tâm của Đảng, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong việc phố biến pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, nhiều mô hình tuyên truyền phố biến pháp luật hay đã được hình thành như mô hình tủ sách pháp luật, quán cà phê pháp luật đã được nhân rộng, nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật đã được tổ chức có đông đảo cán bộ công chức, viên chức và người dân tham dự. Mô hình quán cà phê pháp luật, tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, người dân dễ dàng tiếp cận để tìm hiểu các quy định của pháp luật gần gủi với mình như những quy định trong Bộ luật hình sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thủy, Luật xử lý vi phạm hành chính… qua việc đọc và tìm hiều pháp luật, tìm hiểu về những điều luật, những hành vi pháp luật nghiêm cấm, những hành vi vi phạm pháp luật mà ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày một nâng lên, từ đó cũng góp phần giảm các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ngày càng được nâng cao.