Cùng với việc thừa nhận chuyển đổi giới tính, Bộ luật Dân sự 2015 cũng có những quy định để đảm bảo các quyền nhân thân cho người chuyển đổi giới tính. Người đã chuyển đổi giới tính được thay đổi họ tên và cải chính hộ tịch, cũng như có những quyền nhân thân khác phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi như xây dựng gia đình, nhận nuôi con nuôi... Với quy định này cá nhân có quyền chủ động chuyển đổi giới tính theo nhu cầu, có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Việc đăng ký hộ tịch của cá nhân này vừa được coi là quyền vừa là nghĩa vụ do việc đăng ký hộ tịch của cá nhân chuyển đổi giới tính là điều kiện để họ giải quyết rắc rối pháp lý trong cuộc sống khi quyền này chưa được ghi nhận.
Có thể nói Bộ luật dân sự 2015 đã nâng cao quyền của mỗi cá nhân, trong đó có vấn đề về nhân thân, bình đẳng trong hôn nhân và việc làm đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc, tạo ra một bước tiến mới trong công tác xây dựng pháp luật cũng như giải quyết nhu cầu của một bộ phận công dân trong xã hội.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi giới tính còn có liên quan đến rất nhiều vấn đề về quyền nhân thân (xác định lại giới tính, quyền kết hôn, thay đổi lại họ tên và nhiều giấy tờ, thủ tục liên quan như: Chứng minh nhân dân, các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, học bạ, khai sinh, giấy chứng nhận liên quan, nhu cầu sinh hoạt, đi lại, làm việc... (ví dụ: đối với người chuyển đổi giới tính, do giới tính mong muốn của họ không trùng với giới tính từ khi sinh ra nên tên gọi từ khi khai sinh sẽ không phản ánh đúng nhận dạng giới tính của họ sẽ dẫn đến trường hợp một người phải phải sử dụng một tên gọi trái với giới tính thể hiện bên ngoài nên việc thay đổi tên gọi theo giới tính cũng là một nhu cầu cấp thiết và chính đáng của người chuyển giới).
Để quyền chuyển đổi giới tính đi vào thực hiện, cần phải có một đạo luật riêng, quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, những thủ tục pháp lý liên quan đòi hỏi phải thay đổi theo khi luật mới có hiệu lực. Vấn đề đặt ra là các chủ thể tiến hành chuyển đổi giới tính; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thế nào với những thay đổi này, cũng như thủ tục như thế nào thì vẫn còn nhiều vướng mắc.Vì vậy, quy định chuyển đổi giới tính sẽ gặp khó khăn trong quá trình áp dụng trong thực tiễn bởi phải thay đổi nhiều thủ tục hành chính liên quan. Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định khái quát về xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính, vì vậy cần có các văn bản hướng dẫn thi hành quy định chi tiết để giải quyết những vướng mắc về vấn đề chuyển giới như việc đăng ký kết hôn cho những người chuyển giới, công tác tạm giữ tạm giam, thi hành án hình sự đối với người dã thực hiện phẩu thuật nhưng chưa tiến hành cải chính hộ tịch …
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được thông qua qua và đã có hiệu lực bên cạnh những ưu điểm còn có những bất cập, vướng mắc. Vì thế, cần phải có giải pháp khắt phục để kịp thời điều chỉnh và ngăn chặn những trường hợp lách luật. Nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp bảo hộ.
Có thể nói Bộ luật dân sự 2015 đã nâng cao quyền của mỗi cá nhân, trong đó có vấn đề về nhân thân, bình đẳng trong hôn nhân và việc làm đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc, tạo ra một bước tiến mới trong công tác xây dựng pháp luật cũng như giải quyết nhu cầu của một bộ phận công dân trong xã hội.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi giới tính còn có liên quan đến rất nhiều vấn đề về quyền nhân thân (xác định lại giới tính, quyền kết hôn, thay đổi lại họ tên và nhiều giấy tờ, thủ tục liên quan như: Chứng minh nhân dân, các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, học bạ, khai sinh, giấy chứng nhận liên quan, nhu cầu sinh hoạt, đi lại, làm việc... (ví dụ: đối với người chuyển đổi giới tính, do giới tính mong muốn của họ không trùng với giới tính từ khi sinh ra nên tên gọi từ khi khai sinh sẽ không phản ánh đúng nhận dạng giới tính của họ sẽ dẫn đến trường hợp một người phải phải sử dụng một tên gọi trái với giới tính thể hiện bên ngoài nên việc thay đổi tên gọi theo giới tính cũng là một nhu cầu cấp thiết và chính đáng của người chuyển giới).
Để quyền chuyển đổi giới tính đi vào thực hiện, cần phải có một đạo luật riêng, quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, những thủ tục pháp lý liên quan đòi hỏi phải thay đổi theo khi luật mới có hiệu lực. Vấn đề đặt ra là các chủ thể tiến hành chuyển đổi giới tính; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thế nào với những thay đổi này, cũng như thủ tục như thế nào thì vẫn còn nhiều vướng mắc.Vì vậy, quy định chuyển đổi giới tính sẽ gặp khó khăn trong quá trình áp dụng trong thực tiễn bởi phải thay đổi nhiều thủ tục hành chính liên quan. Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định khái quát về xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính, vì vậy cần có các văn bản hướng dẫn thi hành quy định chi tiết để giải quyết những vướng mắc về vấn đề chuyển giới như việc đăng ký kết hôn cho những người chuyển giới, công tác tạm giữ tạm giam, thi hành án hình sự đối với người dã thực hiện phẩu thuật nhưng chưa tiến hành cải chính hộ tịch …
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được thông qua qua và đã có hiệu lực bên cạnh những ưu điểm còn có những bất cập, vướng mắc. Vì thế, cần phải có giải pháp khắt phục để kịp thời điều chỉnh và ngăn chặn những trường hợp lách luật. Nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp bảo hộ.