Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng cho phép người bị hại được quyền rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”. Quy định này không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của kể cả tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Đây là điểm mới của BLTTHS năm 2015 về rút đơn yêu cầu khởi tố theo yêu cầu bị hại, bởi lẽ khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm chỉ cho phép bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm. Như vậy, BLTTHS năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại nhằm thể hiện sự tôn trọng ý chí của người bị hại và tạo điều kiện cho người phạm tội khắc phục hậu quả, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại. Tuy nhiên, quy định này còn bộc lộ một số vướng mắc như sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Điểm c Khoản 1 Điều 277 và điểm 1 Khoản 1 Điều 282 BLTTHS năm 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp như: Bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Như vậy, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ quyết định đình chỉ vụ án.
Tuy nhiên, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào khi theo khoản 3 Điểu 326 BLTTHS năm 2015 quy định, các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm: Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không; Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp; Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không; Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa; Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm. Như vậy, mọi vấn đề quan trọng Hội đồng xét xử đều giải quyết thông qua nghị án, tuy nhiên BLTTHS năm 2015 không quy định đình chỉ vụ án thông qua nghị án. Do đó, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào.
Thứ hai, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa có thẩm quyền: Đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Như vậy, BLTTHS năm 2015 không quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Do đó, nếu trong giai đoạn này bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố ai có thẩm quyền đình chỉ vụ án và căn cứ đình chỉ là như thế nào.
Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 quy định tại phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án trong hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án khi: không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này đã xuất hiện oan sai nên Hội đồng xét xử sẽ tuyên bị cáo không có tội. Tuy nhiên, đây không phải oan sai mà do bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố. Do đó, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không thể đình chỉ vụ án trong trường hợp này.
- Trường hợp thứ hai, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác[1]. Như vậy, BLTTHS năm 2015 cũng không quy định bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là căn cứ để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Do đó, nếu tại phiên tòa bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào khi BLTTHS năm 2015 không quy định đây là một trong các trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Mặt khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng không thể căn cứ vào Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 để đình chỉ vụ án. Bởi lẻ, hiện tại đã có một bản án sơ thẩm về hành vi phạm tội nên khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì chủ thể trên phải hủy bản án sơ thẩm để làm mất đi sự tồn tại của bản án này sau đó mới đình chỉ vụ án.
Như vậy, mặc dù BLTTHS năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại, song nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa sơ thẩm và trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử không thể đình chỉ vụ án như tinh thần Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015.
Do đó, thiết nghĩ trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành cần phải có văn bản hướng dẫn vấn đề này hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung này như sau:
Thứ nhất, nên bổ sung đình chỉ vụ án là một nội dung cần phải thông qua nghị án, để Hội đồng xét xử có thẩm quyền đình chỉ vụ án tại phiên tòa.
Thứ hai, bổ sung thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Thứ ba, bổ sung thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa xét xử phúc thẩm cho Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Trên đây, là một vài ý kiến về nội dung bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố theo quy định BLTTHS năm 2015./.
Thứ nhất, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Điểm c Khoản 1 Điều 277 và điểm 1 Khoản 1 Điều 282 BLTTHS năm 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp như: Bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Như vậy, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ quyết định đình chỉ vụ án.
Tuy nhiên, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào khi theo khoản 3 Điểu 326 BLTTHS năm 2015 quy định, các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm: Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không; Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp; Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không; Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa; Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm. Như vậy, mọi vấn đề quan trọng Hội đồng xét xử đều giải quyết thông qua nghị án, tuy nhiên BLTTHS năm 2015 không quy định đình chỉ vụ án thông qua nghị án. Do đó, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào.
Thứ hai, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa có thẩm quyền: Đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Như vậy, BLTTHS năm 2015 không quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Do đó, nếu trong giai đoạn này bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố ai có thẩm quyền đình chỉ vụ án và căn cứ đình chỉ là như thế nào.
Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 quy định tại phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án trong hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án khi: không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này đã xuất hiện oan sai nên Hội đồng xét xử sẽ tuyên bị cáo không có tội. Tuy nhiên, đây không phải oan sai mà do bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố. Do đó, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không thể đình chỉ vụ án trong trường hợp này.
- Trường hợp thứ hai, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác[1]. Như vậy, BLTTHS năm 2015 cũng không quy định bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là căn cứ để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Do đó, nếu tại phiên tòa bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào khi BLTTHS năm 2015 không quy định đây là một trong các trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Mặt khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng không thể căn cứ vào Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 để đình chỉ vụ án. Bởi lẻ, hiện tại đã có một bản án sơ thẩm về hành vi phạm tội nên khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì chủ thể trên phải hủy bản án sơ thẩm để làm mất đi sự tồn tại của bản án này sau đó mới đình chỉ vụ án.
Như vậy, mặc dù BLTTHS năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại, song nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa sơ thẩm và trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử không thể đình chỉ vụ án như tinh thần Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015.
Do đó, thiết nghĩ trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành cần phải có văn bản hướng dẫn vấn đề này hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung này như sau:
Thứ nhất, nên bổ sung đình chỉ vụ án là một nội dung cần phải thông qua nghị án, để Hội đồng xét xử có thẩm quyền đình chỉ vụ án tại phiên tòa.
Thứ hai, bổ sung thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Thứ ba, bổ sung thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa xét xử phúc thẩm cho Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Trên đây, là một vài ý kiến về nội dung bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố theo quy định BLTTHS năm 2015./.