Lãi suất cơ bản lần đầu tiên được ghi nhận tại khoản 12 Điều 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997; theo quy định của luật này thì: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”. Mặc dù lãi suất cơ bản đã được quy định từ năm 1997 nhưng đến ngày 02/8/2000, Ngân hàng Nhà nước mới ban hành Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 5/8/2000, chính thức thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam thay cho cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản là 0,75%/tháng. Quy định về lãi suất cơ bản tiếp tục được ghi nhận trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2003.
Đến khi Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành, lãi suất cơ bản và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định quy định tại khoản 2 Điều 305: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, khi một bên có nghĩa vụ trả tiền mà vi phạm thời hạn trả thì chỉ phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Tương tự như vậy, trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu người được thi hành có đơn yêu cầu thi hành án, mà người phải thi hành án vi phạm thời hạn trả tiền, thì người phải thi hành án phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Những bất cập của Bộ luật dân sự 2005 liên quan đến lãi suất trong đó có lãi suất cơ bản được thi hành trong suốt một thời gian dài đã được Bộ luật dân sự năm 2015 thay thế, đã bỏ quy định lãi suất cơ bản. Nhưng Bộ luật dân sự năm 2015 lại làm phát sinh những vướng mắc mới xung quanh vấn đề lãi suất khi người có nghĩa vụ chậm thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi người có quyền có đơn yêu cầu thi hành án. Theo khoản 2 Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; mà khoản 2 Điều 468 thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 đó là lãi suất theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy, đối với việc xác định lãi suất chậm thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp tranh chấp không phải là tranh chấp hợp đồng vay tài sản thì mức lãi suất chậm trả sẽ áp dụng theo mức lãi suất nào? Ví dụ các tranh chấp hợp đồng dân sự (trừ tranh chấp hợp đồng vay tài sản) khi bản án, quyết định xác định trách nhiệm của một bên đương sự có nghĩa vụ trả một khoản tiền cho bên kia… Nếu áp dụng theo khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 để tính lãi suất cho các tranh chấp hợp đồng khác không phải là hợp đồng vay thì chưa phù hợp, vì khoản 1 Điều 468 tính lãi suất không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trong khi các tranh chấp hợp đồng khác không phải là khoản tiền vay.
Để tháo gỡ vấn đề về lãi suất nêu trên, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng mức lãi suất khi chậm thực hiện nghĩa vụ đối với các loại tranh chấp hợp đồng dân sự (không phải là hợp đồng vay tài sản), để khi vận dụng quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự năm 2015 vào thực tiễn được thuận lợi hơn.
Đến khi Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành, lãi suất cơ bản và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định quy định tại khoản 2 Điều 305: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, khi một bên có nghĩa vụ trả tiền mà vi phạm thời hạn trả thì chỉ phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Tương tự như vậy, trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu người được thi hành có đơn yêu cầu thi hành án, mà người phải thi hành án vi phạm thời hạn trả tiền, thì người phải thi hành án phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Những bất cập của Bộ luật dân sự 2005 liên quan đến lãi suất trong đó có lãi suất cơ bản được thi hành trong suốt một thời gian dài đã được Bộ luật dân sự năm 2015 thay thế, đã bỏ quy định lãi suất cơ bản. Nhưng Bộ luật dân sự năm 2015 lại làm phát sinh những vướng mắc mới xung quanh vấn đề lãi suất khi người có nghĩa vụ chậm thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi người có quyền có đơn yêu cầu thi hành án. Theo khoản 2 Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; mà khoản 2 Điều 468 thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 đó là lãi suất theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy, đối với việc xác định lãi suất chậm thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp tranh chấp không phải là tranh chấp hợp đồng vay tài sản thì mức lãi suất chậm trả sẽ áp dụng theo mức lãi suất nào? Ví dụ các tranh chấp hợp đồng dân sự (trừ tranh chấp hợp đồng vay tài sản) khi bản án, quyết định xác định trách nhiệm của một bên đương sự có nghĩa vụ trả một khoản tiền cho bên kia… Nếu áp dụng theo khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 để tính lãi suất cho các tranh chấp hợp đồng khác không phải là hợp đồng vay thì chưa phù hợp, vì khoản 1 Điều 468 tính lãi suất không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trong khi các tranh chấp hợp đồng khác không phải là khoản tiền vay.
Để tháo gỡ vấn đề về lãi suất nêu trên, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng mức lãi suất khi chậm thực hiện nghĩa vụ đối với các loại tranh chấp hợp đồng dân sự (không phải là hợp đồng vay tài sản), để khi vận dụng quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự năm 2015 vào thực tiễn được thuận lợi hơn.