Qua nghiên cứu 03 bài viết của các tác giả Tú Trân (VKSND huyện Cờ Đỏ); Hữu Thắng (VKSND huyện Cờ Đỏ) và Thanh Thoại, Phòng 2 VKSND TP Cần Thơ, tôi xin tiếp tục trao đổi như sau:
Về xác định tội danh các tác giả đã phân tích về các dấu hiệu của tội phạm rất chặt chẽ, nêu lên được dấu hiệu đặc trưng của tội phạm qua 04 yếu tố cấu thành. Tuy nhiên theo nội dung cụ thể của vụ việc xảy ra các tác giả còn bâng khuâng về việc khi khám nghiệm hiện trường chưa phản ánh và nêu lên được tại hiện trường có các “bảng cấm” ở trước đầu đoạn đường đang thi công không? Vấn đề này các tác giả đã nghiên cứu rất kỹ và rất hợp lý trong khi xác định chính xác, đầy đủ các yếu tố để đảm bảo cho việc xác định tội danh một cách chính xác và đầy đủ, đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong việc xác định tội danh. Tôi rất đồng tình và thống nhất cao quan điểm của các tác giả.
Tuy nhiên qua nghiên cứu trao đổi thì có 02 quan điểm cho rằng hành vi của T có dấu hiệu của tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự (tác giả Hữu Thắng và Thanh Thoại) 01 quan điểm có dấu hiệu nghiên về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự” (Tú Trân).
Tôi đồng tình với 02 quan điểm của 02 tác giả Hữu Thắng và Thanh Thoại hành vi của T có dấu hiệu của Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự.
Theo phân tích của tác giả Thanh Thoại đã nêu lên rất rõ những quy định của pháp luật về việc điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ, nêu lên khái niệm, định nghĩa về thế nào là “Đường bộ”, “mạng lưới giao thông đường bộ”, “người tham gia giao thông đường bộ”... Từ đó giúp cho việc xác định những mối quan hệ do pháp luật nào quy định, điều chỉnh về lĩnh vực có liên quan một cách chính xác, đầy đủ. Đồng thời tác giả còn dùng phương pháp loại trừ để xác định tội danh một cách cụ thể, nếu không đảm bảo một trong các yếu tố về khách thể xâm hại thì sẽ không phạm vào tội danh cụ thể đó. Vì vậy tác giả đã loại trừ tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự và Tội vi phạm quy định về an toàn lao động theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.
Theo tôi cũng đồng quan điểm với 02 tác giả trên về hành vi của T có dấu hiệu của Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên cũng cần tham khảo thêm quy định của pháp luật có hướng dẫn cụ thể hơn đó là Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và tham chiếu khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09 ngày 28/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn “Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ …mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như tội vô ý làm chết người, tội làm chết người do vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính...”.
Trên đây là ý kiến trao đổi của người viết, mong sự đóng góp ý kiến trao đổi của các đồng chí đồng nghiệp.
Về xác định tội danh các tác giả đã phân tích về các dấu hiệu của tội phạm rất chặt chẽ, nêu lên được dấu hiệu đặc trưng của tội phạm qua 04 yếu tố cấu thành. Tuy nhiên theo nội dung cụ thể của vụ việc xảy ra các tác giả còn bâng khuâng về việc khi khám nghiệm hiện trường chưa phản ánh và nêu lên được tại hiện trường có các “bảng cấm” ở trước đầu đoạn đường đang thi công không? Vấn đề này các tác giả đã nghiên cứu rất kỹ và rất hợp lý trong khi xác định chính xác, đầy đủ các yếu tố để đảm bảo cho việc xác định tội danh một cách chính xác và đầy đủ, đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong việc xác định tội danh. Tôi rất đồng tình và thống nhất cao quan điểm của các tác giả.
Tuy nhiên qua nghiên cứu trao đổi thì có 02 quan điểm cho rằng hành vi của T có dấu hiệu của tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự (tác giả Hữu Thắng và Thanh Thoại) 01 quan điểm có dấu hiệu nghiên về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự” (Tú Trân).
Tôi đồng tình với 02 quan điểm của 02 tác giả Hữu Thắng và Thanh Thoại hành vi của T có dấu hiệu của Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự.
Theo phân tích của tác giả Thanh Thoại đã nêu lên rất rõ những quy định của pháp luật về việc điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ, nêu lên khái niệm, định nghĩa về thế nào là “Đường bộ”, “mạng lưới giao thông đường bộ”, “người tham gia giao thông đường bộ”... Từ đó giúp cho việc xác định những mối quan hệ do pháp luật nào quy định, điều chỉnh về lĩnh vực có liên quan một cách chính xác, đầy đủ. Đồng thời tác giả còn dùng phương pháp loại trừ để xác định tội danh một cách cụ thể, nếu không đảm bảo một trong các yếu tố về khách thể xâm hại thì sẽ không phạm vào tội danh cụ thể đó. Vì vậy tác giả đã loại trừ tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự và Tội vi phạm quy định về an toàn lao động theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.
Theo tôi cũng đồng quan điểm với 02 tác giả trên về hành vi của T có dấu hiệu của Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên cũng cần tham khảo thêm quy định của pháp luật có hướng dẫn cụ thể hơn đó là Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và tham chiếu khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09 ngày 28/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn “Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ …mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như tội vô ý làm chết người, tội làm chết người do vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính...”.
Trên đây là ý kiến trao đổi của người viết, mong sự đóng góp ý kiến trao đổi của các đồng chí đồng nghiệp.