Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được Bộ luật Hình sự quy định do Tòa án quyết định. Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các nguyên tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Tại Điều 32 BLHS quy định 07 hình phạt chính, trong đó có hình phạt cải tạo không giam giữ, đây là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn. Tuy nhẹ, nhưng hình phạt này vừa thể hiện tính nghiêm khắc vừa thể hiện chính sách nhân đạo trong xủ lý tội phạm.
Theo Điều 36 BLHS thì hình phạt này có thể được áp dụng khi người phạm tội có đủ các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định. Theo Điều 9 BLHS thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt phạt tù đến 03 năm, tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đến 07 năm tù.
+ Thứ hai, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng.
+ Thứ ba, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Điều kiện thứ ba này quan trọng nhất, đòi hỏi Tòa án khi áp dụng phải phân tích, đánh giá toàn diện từ tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội gây ra. Những đặc điểm về nhân thân, tiền án, tiền sự, đồng thời còn phải đặc biệt lưu ý đến khả năng tự cải tạo, giáo dục, ý thức chấp hành pháp luật, cũng như các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác của người phạm tội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Theo người viết, việc đầu tiên cần phải xác định là lỗi của người phạm tội trong từng vụ án cụ thể, tiếp theo là hậu quả của hành vi gây nguy hại cho xã hội như thế nào, rồi mới xem xét đến các yếu tố khác để tránh lạm dụng chính sách nhân đạo của Nhà nước là cho việc xử lý, răn đe và phòng ngừa tội phạm được thực hiện một cách tốt nhất.
Ví dụ: Trong vụ án trộm cắp tài sản, hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản … thuộc tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì đối tượng chỉ là tài sản mức độ gây nguy hại cho xã hội sẽ không lớn cùng với việc phạm tội lần đầu, không tiền án, tiền sự, hoặc đối tượng là người đồng phạm do bị người khác lôi kéo, dụ dỗ … mà người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, thì việc xem xét miễn trách nhiệm hình sự theo Khoản 3 - Điều 29 BLHS năm 2015 do các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữa khi có đủ 3 điều kiện ở điều 36 BLHS.
Tuy nhiên theo quan điểm của người viết, đối với các vụ án tai nạn giao thông có hậu quả làm chết người lỗi trong vụ án đương nhiên là lỗi vô ý, nhưng khi các cơ quan tiến hành tố tụng không miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc việc áp dụng hình phải cải tạo không giam giữ cần hết sức cân nhắc. Bởi vì, hậu quả ở đây là đã gây ra cái chết cho nạn nhân, quyền sống là quyền vô cùng thiên liêng của con người không ai được phép tước đoạt đi mạng sống của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Đồng thời, so về hậu quả giữa hành vi làm chết người và hành vi gây tổn hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản thì hậu quả chết người rất nặng nề cho nên cần phải có hình phạt tương ứng với hậu quả gây nên để góp phần trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong việc gây ra tai nạn giao thông, và đặc biệt là nâng cao ý thức của con người khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho cả người khác khi tham gia giao thông.
Theo Điều 36 BLHS thì hình phạt này có thể được áp dụng khi người phạm tội có đủ các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định. Theo Điều 9 BLHS thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt phạt tù đến 03 năm, tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đến 07 năm tù.
+ Thứ hai, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng.
+ Thứ ba, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Điều kiện thứ ba này quan trọng nhất, đòi hỏi Tòa án khi áp dụng phải phân tích, đánh giá toàn diện từ tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội gây ra. Những đặc điểm về nhân thân, tiền án, tiền sự, đồng thời còn phải đặc biệt lưu ý đến khả năng tự cải tạo, giáo dục, ý thức chấp hành pháp luật, cũng như các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác của người phạm tội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Theo người viết, việc đầu tiên cần phải xác định là lỗi của người phạm tội trong từng vụ án cụ thể, tiếp theo là hậu quả của hành vi gây nguy hại cho xã hội như thế nào, rồi mới xem xét đến các yếu tố khác để tránh lạm dụng chính sách nhân đạo của Nhà nước là cho việc xử lý, răn đe và phòng ngừa tội phạm được thực hiện một cách tốt nhất.
Ví dụ: Trong vụ án trộm cắp tài sản, hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản … thuộc tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì đối tượng chỉ là tài sản mức độ gây nguy hại cho xã hội sẽ không lớn cùng với việc phạm tội lần đầu, không tiền án, tiền sự, hoặc đối tượng là người đồng phạm do bị người khác lôi kéo, dụ dỗ … mà người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, thì việc xem xét miễn trách nhiệm hình sự theo Khoản 3 - Điều 29 BLHS năm 2015 do các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữa khi có đủ 3 điều kiện ở điều 36 BLHS.
Tuy nhiên theo quan điểm của người viết, đối với các vụ án tai nạn giao thông có hậu quả làm chết người lỗi trong vụ án đương nhiên là lỗi vô ý, nhưng khi các cơ quan tiến hành tố tụng không miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc việc áp dụng hình phải cải tạo không giam giữ cần hết sức cân nhắc. Bởi vì, hậu quả ở đây là đã gây ra cái chết cho nạn nhân, quyền sống là quyền vô cùng thiên liêng của con người không ai được phép tước đoạt đi mạng sống của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Đồng thời, so về hậu quả giữa hành vi làm chết người và hành vi gây tổn hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản thì hậu quả chết người rất nặng nề cho nên cần phải có hình phạt tương ứng với hậu quả gây nên để góp phần trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong việc gây ra tai nạn giao thông, và đặc biệt là nâng cao ý thức của con người khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho cả người khác khi tham gia giao thông.