Trong các vụ án dân sự, khi đương sự có yêu cầu, Tòa án sẽ giải quyết về việc trợ cấp cấp dưỡng và sẽ ghi nhận mức cấp dưỡng ở phần quyết định của bản án. Thông thường đương sự sẽ yêu cầu cấp dưỡng trong các trường hợp sau.
Một là, trong các vụ án xin ly hôn theo luật Hôn nhân gia đình, sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Hai là, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 - Điều 593 Bộ luật dân sự năm 2015: “…2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống”.
Trong hai trường hợp nêu trên, mức cấp dưỡng trước hết sẽ do các đương sự tự thỏa thuận và được Tòa án ghi nhận, nếu trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên mức lương cơ sở (lương cơ bản dành cho cán bộ công chức…) để quyết định mức cấp dưỡng.
Ở đây, người viết đang đề cập đến việc Tòa án sẽ ghi mức cấp dưỡng như thế nào là hợp lý để đảm bảo quyền và lợi ích của người được cấp dưỡng, có hai trường hợp:
Thứ nhất, Tòa án ghi nhận cụ thể buộc ông A phải chịu trách nhiệm trợ cấp tiền nuôi dưỡng các cháu Trần Văn B, Trần Văn C, Trần Văn D mỗi cháu 605.000 đồng /tháng (theo mức cơ bản hiện tại là 1.210.000 đồng).
Thứ hai, sau khi đã ghi nhận cụ thể như nêu trên Tòa án còn ghi thêm “Mức cấp dưỡng là tương đương ½ mức lương cơ sở cho mỗi cháu/tháng ở thời điểm xét xử. Trong quá trình thi hành án, mức trợ cấp sẽ thay đổi khi mức lương cơ sở thay đổi, tính tương đương ½ mức lương cơ sở ở thời điểm thi hành án”.
Người viết cho rằng việc Tòa án ghi thêm ở trường hợp thứ hai là hợp lý hơn, bởi vì mức lương cơ sở theo quy định sẽ tăng thêm, sẽ thay đổi theo hướng nhiều hơn thời điểm Tòa án xét xử. Cho nên việc ghi nhận như trên vào bản án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan Thi hành án thi hành, bởi việc ra quyết định thi hành án là phải theo quyết định của bản án, nếu Tòa án không ghi thì Cơ quan Thi hành án sẽ không có cơ sở để điều chỉnh khi lương cơ bản tăng thêm và sẽ làm thiệt thòi cho người được hưởng trợ cấp.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc ghi nhận về mức trợ cấp cấp dưỡng trong phần quyết định của bản án, nên việc ghi nhận như thế nào là do các Thẩm phán của Tòa án quyết định và không thống nhất. Người viết kiến nghị các cơ quan cấp trên cần có hướng dẫn cụ thể hơn để việc ghi nhận mức cấp dưỡng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người được trợ cấp.
Một là, trong các vụ án xin ly hôn theo luật Hôn nhân gia đình, sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Hai là, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 - Điều 593 Bộ luật dân sự năm 2015: “…2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống”.
Trong hai trường hợp nêu trên, mức cấp dưỡng trước hết sẽ do các đương sự tự thỏa thuận và được Tòa án ghi nhận, nếu trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên mức lương cơ sở (lương cơ bản dành cho cán bộ công chức…) để quyết định mức cấp dưỡng.
Ở đây, người viết đang đề cập đến việc Tòa án sẽ ghi mức cấp dưỡng như thế nào là hợp lý để đảm bảo quyền và lợi ích của người được cấp dưỡng, có hai trường hợp:
Thứ nhất, Tòa án ghi nhận cụ thể buộc ông A phải chịu trách nhiệm trợ cấp tiền nuôi dưỡng các cháu Trần Văn B, Trần Văn C, Trần Văn D mỗi cháu 605.000 đồng /tháng (theo mức cơ bản hiện tại là 1.210.000 đồng).
Thứ hai, sau khi đã ghi nhận cụ thể như nêu trên Tòa án còn ghi thêm “Mức cấp dưỡng là tương đương ½ mức lương cơ sở cho mỗi cháu/tháng ở thời điểm xét xử. Trong quá trình thi hành án, mức trợ cấp sẽ thay đổi khi mức lương cơ sở thay đổi, tính tương đương ½ mức lương cơ sở ở thời điểm thi hành án”.
Người viết cho rằng việc Tòa án ghi thêm ở trường hợp thứ hai là hợp lý hơn, bởi vì mức lương cơ sở theo quy định sẽ tăng thêm, sẽ thay đổi theo hướng nhiều hơn thời điểm Tòa án xét xử. Cho nên việc ghi nhận như trên vào bản án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan Thi hành án thi hành, bởi việc ra quyết định thi hành án là phải theo quyết định của bản án, nếu Tòa án không ghi thì Cơ quan Thi hành án sẽ không có cơ sở để điều chỉnh khi lương cơ bản tăng thêm và sẽ làm thiệt thòi cho người được hưởng trợ cấp.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc ghi nhận về mức trợ cấp cấp dưỡng trong phần quyết định của bản án, nên việc ghi nhận như thế nào là do các Thẩm phán của Tòa án quyết định và không thống nhất. Người viết kiến nghị các cơ quan cấp trên cần có hướng dẫn cụ thể hơn để việc ghi nhận mức cấp dưỡng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người được trợ cấp.