Bộ luật hình sự quy định một số tội kèm theo hình phạt bổ sung là “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề…” trong một thời gian nhất định. Chế định này có thỏa đáng khi người phạm tội đã bị chế tài bởi một hình phạt khác nghiêm khắc hơn,thời gian cấm được quy định từ 1 đến 5 năm.
Bộ luật hình sự hiện hành có 344 Điều, 24 Chương thì có 124 Điều luật có quy định về hình phạt bổ sung về “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất đinh”. Điều 36 quy định yếu tố bắt buột để được áp dụng là khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Đây là quy định mang tính chất tùy nghi, đánh giá dành cho Toà án.Do vậy, chưa lấy được chuẩn mực đo lường về mức độ “gây nguy hại cho xã hội” thì không áp dụng hình phạt bổ sung này?
Nhưng để Toà án xét thấy trong tương lai họ không thể gây nguy hại cho xã hội, nếu vẫn để cho họ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì vấn đề này được Tòa án căn cứ vào yếu tố nào xác định. Vậy, Tòa án có thể áp dụng quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự - Miễn hình phạt hay không?
Vấn đề thứ hai là thời hạn cấm từ 1 năm đến 5 năm có đủ để người phạm tội tự sữa chữa, khắc phục hạn chế hoặc nâng cao tay nghề mà “không gây nguy hại cho xã hội” lần sau? Bỡi từng hành vi cụ thể nên có mức chế tài khác nhau.
Ví dụ: một tài xế điều khiển ô tô gây tai nạn do cẩu thả, thiếu quan sát, vi phạm Luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người. Chúng ta áp dụng Điều 202 Bộ luật hình sự để chế tài; cấm hành nghề 2 năm, buột học lại Luật giao thông. Nhưng nếu một bác sĩ vì cẩu thả vô ý làm chết người thì cấm hành nghề là bao nhiêu năm? Chúng ta có buột họ học lại được hay không, học ở đâu, thi ở đâu?
Vì thế, việc quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định mà thời hạn là từ 1 đến 5 năm là không thể hiện hết được tinh thần của việc chế tài của Điều luật. Thiết nghĩ nên sữa đổi hoặc bỏ Điều 36 Bộ luật hình sự mà quy định trực tiếp theo từng Điều luật cụ thể mới đạt được tính răn đe chung./.
Bộ luật hình sự hiện hành có 344 Điều, 24 Chương thì có 124 Điều luật có quy định về hình phạt bổ sung về “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất đinh”. Điều 36 quy định yếu tố bắt buột để được áp dụng là khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Đây là quy định mang tính chất tùy nghi, đánh giá dành cho Toà án.Do vậy, chưa lấy được chuẩn mực đo lường về mức độ “gây nguy hại cho xã hội” thì không áp dụng hình phạt bổ sung này?
Nhưng để Toà án xét thấy trong tương lai họ không thể gây nguy hại cho xã hội, nếu vẫn để cho họ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì vấn đề này được Tòa án căn cứ vào yếu tố nào xác định. Vậy, Tòa án có thể áp dụng quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự - Miễn hình phạt hay không?
Vấn đề thứ hai là thời hạn cấm từ 1 năm đến 5 năm có đủ để người phạm tội tự sữa chữa, khắc phục hạn chế hoặc nâng cao tay nghề mà “không gây nguy hại cho xã hội” lần sau? Bỡi từng hành vi cụ thể nên có mức chế tài khác nhau.
Ví dụ: một tài xế điều khiển ô tô gây tai nạn do cẩu thả, thiếu quan sát, vi phạm Luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người. Chúng ta áp dụng Điều 202 Bộ luật hình sự để chế tài; cấm hành nghề 2 năm, buột học lại Luật giao thông. Nhưng nếu một bác sĩ vì cẩu thả vô ý làm chết người thì cấm hành nghề là bao nhiêu năm? Chúng ta có buột họ học lại được hay không, học ở đâu, thi ở đâu?
Vì thế, việc quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định mà thời hạn là từ 1 đến 5 năm là không thể hiện hết được tinh thần của việc chế tài của Điều luật. Thiết nghĩ nên sữa đổi hoặc bỏ Điều 36 Bộ luật hình sự mà quy định trực tiếp theo từng Điều luật cụ thể mới đạt được tính răn đe chung./.