Tại điểm 2.4, Mục 2 của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn “ người già” là người từ 70 tuổi trở lên”. Về “người quá già yếu”, điểm a, tiểu mục 4.1, Mục 4 của Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau: “Người quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”. Về tình tiết “người quá già yếu”, cũng đã có hướng dẫn trong Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 26/12/1986 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ,Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) như sau: “Người quá già yếu là người đã 70 tuổi trở lên hoặc trên 60 tuổi mà thường xuyên ốm đau”. Tuy nhiên về “người già yếu” thì chưa có văn bản nào hướng dẫn.
Điểm o, khoản 1, Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 đã thay thế điểm m, khoản 2, Điều 46 BLHS năm 1999, thay cụm từ “người phạm tội là người già” thành “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên”. Như vậy điểm a, tiểu mục 4.1, Mục 4 của Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn: “Người quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”; Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 26-12-1986 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an): “Người quá già yếu là người đã 70 tuổi trở lên hoặc trên 60 tuổi mà thường xuyên ốm đau” không còn phù hợp với quy định của BLHS năm 2015 quy định về người già, vì 02 cụm từ “người già”, “người quá già yếu” đều quy định từ đủ 70 tuổi trở lên.
Thiết nghĩ cần sửa đổi một số điều trong BLHS năm 2015 có quy định về “người già yếu” và “người quá già yếu”. Đơn cử như: Khoản 2 Điều 134 BLHS 2015 quy định: “ Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác… hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, I, k, j, m, n khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”, trong đó điểm e quy định “ đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu”; Điều 64 BLHS 2015 quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt, có tình tiết “người quá già yếu”. Nội dung điều luật như sau: “Người bị kết án có lý do chính đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo…”.
Để giảm bớt văn bản hướng dẫn và để dễ nhận biết áp dụng thống nhất quy định của pháp luật về vấn đề này, cần sửa đổi cụm từ “người già yếu” trong Điều 134 BLHS 2015 bằng cụm từ “người từ đủ 70 tuổi trở lên”. Cụm từ “đã quá già yếu” trong Điều 64 BLHS 2015 cũng cần thay thế bằng cụm từ: “Đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”.
Điểm o, khoản 1, Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 đã thay thế điểm m, khoản 2, Điều 46 BLHS năm 1999, thay cụm từ “người phạm tội là người già” thành “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên”. Như vậy điểm a, tiểu mục 4.1, Mục 4 của Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn: “Người quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”; Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 26-12-1986 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an): “Người quá già yếu là người đã 70 tuổi trở lên hoặc trên 60 tuổi mà thường xuyên ốm đau” không còn phù hợp với quy định của BLHS năm 2015 quy định về người già, vì 02 cụm từ “người già”, “người quá già yếu” đều quy định từ đủ 70 tuổi trở lên.
Thiết nghĩ cần sửa đổi một số điều trong BLHS năm 2015 có quy định về “người già yếu” và “người quá già yếu”. Đơn cử như: Khoản 2 Điều 134 BLHS 2015 quy định: “ Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác… hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, I, k, j, m, n khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”, trong đó điểm e quy định “ đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu”; Điều 64 BLHS 2015 quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt, có tình tiết “người quá già yếu”. Nội dung điều luật như sau: “Người bị kết án có lý do chính đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo…”.
Để giảm bớt văn bản hướng dẫn và để dễ nhận biết áp dụng thống nhất quy định của pháp luật về vấn đề này, cần sửa đổi cụm từ “người già yếu” trong Điều 134 BLHS 2015 bằng cụm từ “người từ đủ 70 tuổi trở lên”. Cụm từ “đã quá già yếu” trong Điều 64 BLHS 2015 cũng cần thay thế bằng cụm từ: “Đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”.