Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Theo đó, khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không cần thiết. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Tại khoản 6 Điều 121 BLTTHS 2015 quy định:
“ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật”.
Đây là quy định mới so với BLTTHS 2003, tuy nhiên mức phạt tiền như thế nào thì cần quy định cụ thể để đảm bảo việc bị can thực hiện các nghĩa vụ đã cam đoan trong thời gian được bão lĩnh.
Tại điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình quy định:
Điều 14. Vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính:
“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm hoặc có các hành vi vi phạm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật”
Như vậy đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan của người bảo lĩnh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Biện pháp bảo lĩnh là một chế định nhân đạo của pháp luật là phương tiện bảo vệ đảm bảo bị can, bị cáo được thực hiện các quyền cơ bản mà không bị hạn chế, tuy nhiên khi áp dụng cần thận trọng, xem xét đánh giá đầy đủ, toàn diện điều kiện được bảo lĩnh và việc bị can, bị cáo được bảo lĩnh không gây ảnh hưởng khó khăn đến việc điều tra, truy tố, xét xử và không gây nguy hiểm cho xã hội./.
Tại khoản 6 Điều 121 BLTTHS 2015 quy định:
“ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật”.
Đây là quy định mới so với BLTTHS 2003, tuy nhiên mức phạt tiền như thế nào thì cần quy định cụ thể để đảm bảo việc bị can thực hiện các nghĩa vụ đã cam đoan trong thời gian được bão lĩnh.
Tại điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình quy định:
Điều 14. Vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính:
“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm hoặc có các hành vi vi phạm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật”
Như vậy đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan của người bảo lĩnh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Biện pháp bảo lĩnh là một chế định nhân đạo của pháp luật là phương tiện bảo vệ đảm bảo bị can, bị cáo được thực hiện các quyền cơ bản mà không bị hạn chế, tuy nhiên khi áp dụng cần thận trọng, xem xét đánh giá đầy đủ, toàn diện điều kiện được bảo lĩnh và việc bị can, bị cáo được bảo lĩnh không gây ảnh hưởng khó khăn đến việc điều tra, truy tố, xét xử và không gây nguy hiểm cho xã hội./.