Theo quy định tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” được hướng dẫn tại Tiểu mục 4, Mục I tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 như sau:
Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.
Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;
- Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.
Tòa án chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 khi có đủ 02 yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Nếu bị cáo phạm tội lần đầu mà không phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc ngược lại phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng lần phạm tội này không phải là phạm tội lần đầu thì không áp dụng điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm i - khoản 1- Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015) để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Ví dụ: Trong những vụ án bị cáo phạm tội đánh bạc với hành vi mua bán số đề trong 05 ngày khác nhau, trong đó có nhiều ngày bị cáo mua bán số đề có số tiền trên 5.000.000 triệu đồng, những lần bị cáo thực hiện việc bán số đề đều trước ngày 07/4/2017, bản thân bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, bị đưa ra xét xử theo khoản 1 - Điều 248 Bộ luật hình sự. Như vậy hành vi bị cáo đã thực hiện thuộc trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội nhiều lần theo điểm g - khoản 1 - Điều 48 Bộ luật hình sự.
Vấn đề đặt ra là khi đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo có thể áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng theo điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự hay không? Và nếu bị cáo vừa có tình tiết giảm nhẹ theo điểm h - khoản 1 - Điều 46 và có tình tiết tăng nặng tại điểm g - khoản 1 - Điều 48 Bộ luật hình sự thì cần phải áp dụng như thế nào là hợp lý và chính xác nhất? Trong đó có những quan điểm về việc này như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: việc bị cáo có hành vi đánh bạc bằng hình thức bán số đề nhiều lần đã thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Tuy nhiên, do bị cáo chưa từng bị kết án, bị cáo bị truy tố về tội đánh bạc theo khoản 1 - Điều 248 có mức hình phạt cao nhất là ba năm tù nên được xem là thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và thuộc trưởng hợp ít nghiêm trọng. Ngoài ra, do Công văn hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao được ban hành vào ngày 07/4/2017, theo nguyên tắc áp dụng những quy định có lợi cho bị cáo thì cần áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ tại điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự đối với những hành vi đã thực hiện trước ngày có hướng dẫn này.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: bị cáo đã thực hiện hành vi bán số đề nhiều lần, trong đó có những lần trên 05 triệu đồng, tuy chưa từng bị kết án nhưng trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập chứng minh được rằng bị cáo đã nhiều lần phạm tội, do vậy căn cứ theo hướng dẫn số 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao thì không có cơ sở để áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ tại điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự cho bị cáo.
Qua hai ý kiến trên đã cho thấy hiện tại còn những mâu thuẫn khi xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bị cáo đã phạm tội nhiều lần. Do vậy, cần có thêm những ý kiến đóng góp để áp dụng khi gặp những trường hợp như trên có thể áp dụng một cách thống nhất và chính xác nhất.
Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.
Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;
- Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.
Tòa án chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 khi có đủ 02 yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Nếu bị cáo phạm tội lần đầu mà không phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc ngược lại phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng lần phạm tội này không phải là phạm tội lần đầu thì không áp dụng điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm i - khoản 1- Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015) để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Ví dụ: Trong những vụ án bị cáo phạm tội đánh bạc với hành vi mua bán số đề trong 05 ngày khác nhau, trong đó có nhiều ngày bị cáo mua bán số đề có số tiền trên 5.000.000 triệu đồng, những lần bị cáo thực hiện việc bán số đề đều trước ngày 07/4/2017, bản thân bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, bị đưa ra xét xử theo khoản 1 - Điều 248 Bộ luật hình sự. Như vậy hành vi bị cáo đã thực hiện thuộc trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội nhiều lần theo điểm g - khoản 1 - Điều 48 Bộ luật hình sự.
Vấn đề đặt ra là khi đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo có thể áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng theo điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự hay không? Và nếu bị cáo vừa có tình tiết giảm nhẹ theo điểm h - khoản 1 - Điều 46 và có tình tiết tăng nặng tại điểm g - khoản 1 - Điều 48 Bộ luật hình sự thì cần phải áp dụng như thế nào là hợp lý và chính xác nhất? Trong đó có những quan điểm về việc này như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: việc bị cáo có hành vi đánh bạc bằng hình thức bán số đề nhiều lần đã thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Tuy nhiên, do bị cáo chưa từng bị kết án, bị cáo bị truy tố về tội đánh bạc theo khoản 1 - Điều 248 có mức hình phạt cao nhất là ba năm tù nên được xem là thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và thuộc trưởng hợp ít nghiêm trọng. Ngoài ra, do Công văn hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao được ban hành vào ngày 07/4/2017, theo nguyên tắc áp dụng những quy định có lợi cho bị cáo thì cần áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ tại điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự đối với những hành vi đã thực hiện trước ngày có hướng dẫn này.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: bị cáo đã thực hiện hành vi bán số đề nhiều lần, trong đó có những lần trên 05 triệu đồng, tuy chưa từng bị kết án nhưng trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập chứng minh được rằng bị cáo đã nhiều lần phạm tội, do vậy căn cứ theo hướng dẫn số 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao thì không có cơ sở để áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ tại điểm h - khoản 1 - Điều 46 Bộ luật hình sự cho bị cáo.
Qua hai ý kiến trên đã cho thấy hiện tại còn những mâu thuẫn khi xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bị cáo đã phạm tội nhiều lần. Do vậy, cần có thêm những ý kiến đóng góp để áp dụng khi gặp những trường hợp như trên có thể áp dụng một cách thống nhất và chính xác nhất.