Điều 214 BLTTHS năm 2015 quy định:
“1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó;
b. Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.
d. “Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án”
đ.Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e. Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp , luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g. Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản.
h. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự khi có căn cứ do Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định cho đến khi lý do của việc tạm ngừng đó không còn.
Đối với căn cứ theo điểm d, khoản 1 điều 214 BLTTDS 2015 quy định:
“Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án” là : Trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án cần được các cơ quan hữu quan cung cấp, tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án hoặc xác định cơ quan tổ chức lưu giữ các tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cung cấp hay không, nhận thấy đây là một biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án và việc chờ đợi kết quả giải quyết vụ án Dân sự, vụ án Hành chính và vụ án Hình sự trước mới giải quyết được vụ án là cần thiết.
Để giải quyết vụ án Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ mà các cơ quan hữu quan lưu giữ, việc ấn định thời gian yêu cầu các cơ quan cung cấp tài liệu, chứng cứ do thẩm phán giải quyết vụ án quy định. Nhưng thực tế cho thấy nhiều cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ của Tòa án đã không hợp tác hoặc kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Quá trình giải quyết vụ án theo trình tự thủ tục như trên sẽ làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài vì Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng chưa quy định thời gian cụ thể để các cơ quan , tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để giải quyết vụ án.
Nhận thấy để giải quyết vụ án nhanh chóng tránh trường hợp vụ án kéo dài, tồn đọng thì cần phải có hướng dẫn, quy định khoảng thời gian cụ thể giải quyết các vụ án dân sự như đã nêu trên.
“1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó;
b. Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.
d. “Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án”
đ.Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e. Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp , luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g. Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản.
h. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự khi có căn cứ do Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định cho đến khi lý do của việc tạm ngừng đó không còn.
Đối với căn cứ theo điểm d, khoản 1 điều 214 BLTTDS 2015 quy định:
“Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án” là : Trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án cần được các cơ quan hữu quan cung cấp, tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án hoặc xác định cơ quan tổ chức lưu giữ các tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cung cấp hay không, nhận thấy đây là một biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án và việc chờ đợi kết quả giải quyết vụ án Dân sự, vụ án Hành chính và vụ án Hình sự trước mới giải quyết được vụ án là cần thiết.
Để giải quyết vụ án Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ mà các cơ quan hữu quan lưu giữ, việc ấn định thời gian yêu cầu các cơ quan cung cấp tài liệu, chứng cứ do thẩm phán giải quyết vụ án quy định. Nhưng thực tế cho thấy nhiều cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ của Tòa án đã không hợp tác hoặc kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Quá trình giải quyết vụ án theo trình tự thủ tục như trên sẽ làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài vì Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng chưa quy định thời gian cụ thể để các cơ quan , tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để giải quyết vụ án.
Nhận thấy để giải quyết vụ án nhanh chóng tránh trường hợp vụ án kéo dài, tồn đọng thì cần phải có hướng dẫn, quy định khoảng thời gian cụ thể giải quyết các vụ án dân sự như đã nêu trên.