Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em; người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng kinh tế-xã hội có điều kiện đặc biệt khó khăn; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; những người có khó khăn về tài chính như: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, người nhiễm chất độc da cam, người cao tuổi, người khuyết tật, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hành sự, nạn nhân trong vụ bạo lực gia đình, nạn nhân của vụ mua bán người, người nhiễm HIV.
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý, Luật quy định chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý đối với 3 hình thức: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng mà không quy định "các hình thức trợ giúp pháp lý khác'', tránh tình trạng lạm dụng, thực hiện dàn trải, gây lãng phí nguồn lực dành cho trợ giúp pháp lý.
Và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng:
- Việc đăng ký tham gia tố tụng được sửa đổi nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của các Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng: Tách riêng thủ tục đăng ký tham gia tố tụng trong lĩnh vực hình sự với tố tụng dân sự và hành chính.
- Trong tố tụng hình sự, người đến đăng ký ngoài việc xuất trình bản văn bản cử người tham gia tố tụng, Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư còn phải nộp bản sao chứng thực Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư; thời hạn cấp giấy đăng ký tham gia tố tụng đối với hình sự là 24 giờ, dân sự và hành chính là 03 ngày làm việc; trường hợp không trực tiếp xuất trình các giấy tờ khi làm thủ tục đăng ký thì gửi các giấy tờ nêu trên dưới hình thức bản sao chứng thực.
- Người có thẩm quyền của cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam như Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, người làm nhiệm vụ quản giáo, Đồn trưởng đồn biên phòng nơi có buồng tạm giữ của đồn biên phòng, Trưởng buồng tạm giữ của đồn biên phòng có trách nhiệm giải thích cho người bị tạm giữ, tạm giam; tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TGPL gặp gỡ, tiếp xúc và xác nhận về thời gian người thực hiện TGPL cho phù hợp với Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
- Việc từ chối việc đăng ký tham gia tố tụng cũng được sửa theo hướng quy định trường hợp từ chối việc đăng ký tham gia tố tụng trong lĩnh vực tố tụng hình sự được thực hiện sau 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản cử; từ chối việc đăng ký tham gia tố tụng trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản cử.
Đối với Viện kiểm sát, khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên cần lưu ý kiểm sát chặt chẽ việc giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý; việc thông báo yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo đúng thời hạn quy định và việc chỉ định người chữa của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác đối với các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự, bảo đảm đúng đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
Khi phát hiện có vi phạm, tùy từng trường hợp cụ thể, Kiểm sát viên thực hiện quyền yêu cầu, đề nghị hoặc tham mưu cho lãnh đạo Viện kiến nghị đối với các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm thực hiện tốt quyền được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.