Khám nghiệm hiện trường là một trong những biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, thu lượm, ghi nhận bảo quản nghiên cứu đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự đã xảy ra. Do đó việc khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình điều tra, xác minh sự thật khách quan của vụ án.
Điều 150 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 có quy định:
1. Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến, có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
Khi Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực, vấn đề về khám nghiệm hiện trường được quy định cụ thể tại Điều 201 như sau:
1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
2. Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát biết thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến, có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ đạc có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại điều 178 của Bộ luật này.
Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về tiến hành điều tra.
So sánh 02 điều luật trên nhận thấy:
- Khoản 1 - Điều 201 BLTTHS năm 2015 quy định rõ hơn nhiệm vụ trực tiếp tiến hành khám nghiệm hiện trường là Điều tra viên, do Điều tra viên chủ trì việc khám nghiệm. Quy định này hoàn toàn phù hợp, vì Điều tra viên là người nắm rõ hồ sơ, giấy tờ trực tiếp của vụ án. Điều 150 BLTTHS năm 2003 quy định chưa cụ thể việc tiến hành khám nghiệm hiện trường được tiến hành trực tiếp bởi Điều tra viên, mà chỉ quy định “Điều tra viên tiến hành khám nghiệm ...”. Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 cũng thay cụm từ “nhằm phát hiện” thành ” để phát hiện” từ đó nhấn mạnh mục đích chính của hoạt động khám nghiệm hiện trường.
- Tại khoản 1 - Điều 201 BLTTHS năm 2015 có quy định bổ sung “dữ liệu điện tử” là một trong những nguồn chứng cứ để Cơ quan điều tra tiến hành phát hiện ra dấu vết của tội phạm, làm sáng rõ các tình tiết của vụ án. Điều đó hoàn toàn phù hợp với những quy định về nguồn chứng cứ tại khoản 1 - Điều 87 Bộ luật TTHS năm 2015.
- Về trình tự, thủ tục tiến hành khám nghiệm hiện trường thì trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên đều phải thông báo cho Viện kiểm sát biết, tuy nhiên khoản 2 - Điều 201 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể “Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát biết thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường”. Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, bởi lẽ Kiểm sát viên có nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật của các điều tra viên theo như quy định tại điểm d - khoản 1 - Điều 42 BLTTHS năm 2015 là Kiểm sát viên “Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét”.
- Tại khoản 2 - Điều 150 BLTTHS năm 2003 quy định: "Khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự”. Mặc dù tại Điều 201 BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể, nhưng tại điểm b, khoản 3, điều 147 BLTTHS năm 2015 có quy định "Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản”.
Như vậy, ngoài việc ghi nhận hoạt động khám nghiệm hiện trường như một biện pháp điều tra theo tố tụng thì BLTTHS năm 2015 cũng đã khẳng định hoạt động này có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự, đồng thời quy định 03 trường hợp cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường đó là khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tức là xem khám nghiệm hiện trường là một trong những hoạt động để kiểm tra xác minh thông tin.
- Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường có thể cho người bào chữa tham dự việc khám nghiệm. Đây là một trong những điểm mới so với nội dung quy định của BLTTHS năm 2003. Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 chỉ quy định khi khám nghiệm hiện trường có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và có thể mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. Tuy nhiên, theo khoản 2 - Điều 201 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì "khi khám nghiệm hiện trường có thể để cho bị can, người người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và có thể mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm”.
Như vậy, quy định về khám nghiệm hiện trường theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có nhiều quy định tiến bộ, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, những quy định này sẽ làm cơ sở pháp lý vững chắc để tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường phục vụ điều tra vụ án, kiểm tra, xác minh khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, những quy định của BLTTHS năm 2015 vẫn có nhiều điểm chưa thật sự cụ thể như: Những trường hợp nào có thể cho phép người bào chữa tham gia hoạt động khám nghiệm hiện trường; Nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động khám nghiệm hiện trường bao gồm những người nào… Cho nên, để áp dụng đúng và thống nhất các quy định liên quan đến hoạt động khám nghiệm hiện trường cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Điều 150 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 có quy định:
1. Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến, có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
Khi Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực, vấn đề về khám nghiệm hiện trường được quy định cụ thể tại Điều 201 như sau:
1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
2. Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát biết thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến, có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ đạc có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại điều 178 của Bộ luật này.
Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về tiến hành điều tra.
So sánh 02 điều luật trên nhận thấy:
- Khoản 1 - Điều 201 BLTTHS năm 2015 quy định rõ hơn nhiệm vụ trực tiếp tiến hành khám nghiệm hiện trường là Điều tra viên, do Điều tra viên chủ trì việc khám nghiệm. Quy định này hoàn toàn phù hợp, vì Điều tra viên là người nắm rõ hồ sơ, giấy tờ trực tiếp của vụ án. Điều 150 BLTTHS năm 2003 quy định chưa cụ thể việc tiến hành khám nghiệm hiện trường được tiến hành trực tiếp bởi Điều tra viên, mà chỉ quy định “Điều tra viên tiến hành khám nghiệm ...”. Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 cũng thay cụm từ “nhằm phát hiện” thành ” để phát hiện” từ đó nhấn mạnh mục đích chính của hoạt động khám nghiệm hiện trường.
- Tại khoản 1 - Điều 201 BLTTHS năm 2015 có quy định bổ sung “dữ liệu điện tử” là một trong những nguồn chứng cứ để Cơ quan điều tra tiến hành phát hiện ra dấu vết của tội phạm, làm sáng rõ các tình tiết của vụ án. Điều đó hoàn toàn phù hợp với những quy định về nguồn chứng cứ tại khoản 1 - Điều 87 Bộ luật TTHS năm 2015.
- Về trình tự, thủ tục tiến hành khám nghiệm hiện trường thì trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên đều phải thông báo cho Viện kiểm sát biết, tuy nhiên khoản 2 - Điều 201 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể “Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát biết thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường”. Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, bởi lẽ Kiểm sát viên có nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật của các điều tra viên theo như quy định tại điểm d - khoản 1 - Điều 42 BLTTHS năm 2015 là Kiểm sát viên “Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét”.
- Tại khoản 2 - Điều 150 BLTTHS năm 2003 quy định: "Khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự”. Mặc dù tại Điều 201 BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể, nhưng tại điểm b, khoản 3, điều 147 BLTTHS năm 2015 có quy định "Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản”.
Như vậy, ngoài việc ghi nhận hoạt động khám nghiệm hiện trường như một biện pháp điều tra theo tố tụng thì BLTTHS năm 2015 cũng đã khẳng định hoạt động này có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự, đồng thời quy định 03 trường hợp cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường đó là khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tức là xem khám nghiệm hiện trường là một trong những hoạt động để kiểm tra xác minh thông tin.
- Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường có thể cho người bào chữa tham dự việc khám nghiệm. Đây là một trong những điểm mới so với nội dung quy định của BLTTHS năm 2003. Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 chỉ quy định khi khám nghiệm hiện trường có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và có thể mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. Tuy nhiên, theo khoản 2 - Điều 201 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì "khi khám nghiệm hiện trường có thể để cho bị can, người người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và có thể mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm”.
Như vậy, quy định về khám nghiệm hiện trường theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có nhiều quy định tiến bộ, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, những quy định này sẽ làm cơ sở pháp lý vững chắc để tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường phục vụ điều tra vụ án, kiểm tra, xác minh khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, những quy định của BLTTHS năm 2015 vẫn có nhiều điểm chưa thật sự cụ thể như: Những trường hợp nào có thể cho phép người bào chữa tham gia hoạt động khám nghiệm hiện trường; Nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động khám nghiệm hiện trường bao gồm những người nào… Cho nên, để áp dụng đúng và thống nhất các quy định liên quan đến hoạt động khám nghiệm hiện trường cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.