Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định Tội tổ chức đánh bạc và gá bạc tại điểm a, khoản 1, Điều 322 “Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên”. Do đó, để cấu thành tội này thì điều kiện cần là người thực hiện hành vi phải dùng tiền hoặc hiện vật có giá trị là 5.000.000đ trở lên.
Tuy nhiên, khoản 4, mục I – Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của Toàn án nhân dân tối cao kết luận “Như vậy, cấu thành tội phạm của tội “Tổ chức đánh bạc” theo quy định tại Điều 322 BLHS năm 2015 không thay đổi so với Điều 249 BLHS năm 1999. Do đó, người thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc cho 10 người nhưng tổng số tiền thu trên chiếu bạc dưới 05 triệu đồng thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức đánh bạc”.
Vì thế, vấn đề đặt ra là định lượng 5.000.000đ có phải là điều kiện cần tối thiểu để cấu thành tội tổ chức đánh bạc và gá bạc không?
Thứ hai, điểm b, điểm c, khoản 3, Điều 1, Nghị quyết 01/2010 ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao hướng dẫn Điều 248 Bộ luật hình sự sữa đổi, bổ sung năm 2009 là “Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc”. Như vậy, tiền hoặc hiện vật thu giữ trên người các con bạc hoặc thu giữ nơi khác xác định sẽ dùng vào việc đánh bạc là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc. Do đó, được xem là phương tiện, công cụ mà người vi phạm chuẩn bị để thực hiện hành vi phạm tội.
Theo Bộ luật hình sự 2015 thì Điều 321, Điều 322 không thuộc trường hợp nêu trên. Như vậy Hướng dẫn này sẽ không áp dụng?
Thứ ba, hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 226b Bộ luật hình sự 2009 và được hướng dẫn khoản 4, Điều 10 Thông tư liên tịch số 10 ngày 10/9/2012 của Bộ Công an, Bộ quốc Phòng, Bộ tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện kiểm sát tối cao, Tòa án tối cao là “ Hành vi khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 226b Bộ luật hình sự bao gồm các hành vi: Gửi tin nhắn lừa trúng thưởng nhưng thực tế không có giải thưởng để chiếm đoạt phí dịch vụ tin nhắn; quảng cáo bán hàng trên mạng Internet, mạng viễn thông nhưng không giao hàng hoặc giao không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng thấp hơn hàng quảng cáo và các hành vi tương tự” và tại khoản 3, Điều 10 Thông tư này hướng dẫn “Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng là sử dụng thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật về một sản phẩm, một vấn đề, lĩnh vực trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu trên mạng nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản, người quản lý tài sản, làm cho họ tưởng là thật và mua, bán hoặc đầu tư vào lĩnh vực đó”.
Tuy nhiên, Điều 290 Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ “Hành vi khác” nhưng vẫn quy định về “Lừa đảo trong thương mại điện tử” tại điểm d, khoản 1 Điều này. Nếu không áp dụng hành vi trên cho Điều 226b thì có cần thiết chứng minh về cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự 2009 hay không?
Trong thực tế, một người có hành vi sử dụng điện thoại, máy tính dùng mạng Internet thông qua Zalo, Facebook để đưa ra thông tin sai lệch về sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản tưởng thật nên mua, bán hoặc đầu tư vào
.
Vấn đề đặt ra là áp dụng khoản 3 về “Lừa đảo trong thương mại điện tử” hay khoản 4 “Hành vi khác” Điều 10 Thông tư liên tịch số 10 ngày 10/9/2012để xử lý chế tài người vi phạm? Thiết nghĩ việc hướng dẫn trên có sự trùng lắp về cách thức thực hiện hành vi của người vi phạm./.