Qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về việc áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” theo quy định tại khoản 2 - Điều 53 Bộ luật Hình sự (BLHS), còn có những quan điểm khác nhau, tôi xin được trao đổi ý kiến cá nhân về việc áp dụng tình tiết trên đối với một vụ án cụ thể như sau:
Ngày 19/10/2022, Nguyễn Văn A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản và đã trộm tài sản có giá trị 1.500.000 đồng. Qua điều tra, xác định A đã có ba tiền án về các tội chiếm đoạt tài sản, cụ thể:
+ Ngày 18/8/2018, A bị xử phạt 09 tháng tù giam về tội “Trộm cắp tài sản”; ngày 20/2/2019, A ra tù và chấp hành xong các quyết định khác của bản án (trong bản án lần này có xác định A bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm theo quy định tại điểm h - khoản 1 - Điều 52 BLHS).
+ Ngày 21/4/2020, A tiếp tục bị xử phạt 03 năm tù giam về “Trộm cắp tài sản” (Bản án có xác định A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm theo quy định tại điểm g - khoản 2 - Điều 173 BLHS); ngày 15/02/2022, A ra tù, chưa đóng án phí.
+ Ngày 19/10/2022, A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trị giá 1.500.000 đồng và bị bắt.
Vấn đề đặt ra trong trường hợp này, với những tình tiết của vụ án nêu trên A có thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm hay không, hiện có hai quan điểm cho rằng:
- Quan điểm thứ nhất: Nguyễn Văn A chỉ phạm tội “Trộm cắp tài sản” được quy định tại khoản 1 - Điều 173 BLHS. Bởi vì:
Căn cứ Điều 53 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đồng thời tham khảo các nội dung tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999, cho thấy: Tại điểm a, tiểu mục 7.3, mục 7 của Nghị quyết 01/2006, quy định: “Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, hành vi trộm cắp tài sản xảy ra ngày 19/10/2022 chưa đủ yếu tố cấu thành tội “trộm cắp tài sản”, do chưa đủ định lượng, nhưng vì A đã có 02 tiền án về tội chiếm đoạt tài sản, nên A mới phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 - Điều 173 BLHS 2015. Vì vậy, các tiền án năm 2018 và 2020 của A đã bị loại trừ để xác định “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”.
- Quan điểm thứ hai: Nguyễn Văn A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, nên phải khởi tố A về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm g - khoản 2 - Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bởi vì:
Căn cứ BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đồng thời tham khảo các nội dung tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999, cho thấy: Tại điểm b, tiểu mục 7.3, mục 7 của Nghị quyết 01/2006, có quy định: “Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, ngày 19/10/2022, mặc dù A phạm tội trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng, song Bản án lần thứ 2 (ngày 21/10/2020) đã được sử dụng là tình tiết định tội đối với A trong lần phạm tội này; Riêng bản án thứ nhất (ngày 18/8/2018) chưa được sử dụng là tình tiết định tội, trong khi đó trong bản án thứ nhất này đã nhận định bị can A trước đó đã có tiền án và bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm theo quy định tại điểm h - khoản 1 - Điều 52 BLHS 2015. Cho nên, trường hợp này hành vi của A đã thuộc trường hợp “Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý” theo quy định tại điểm b - khoản 2 - Điều 53 BLHS 2015. Cho nên hành vi phạm tội của A vào ngày 19/10/2022 phải được truy tố theo điểm g - khoản 2 - Điều 173 BLHS mới phù hợp.
Theo ý kiến cá nhân, bản thân đồng tình quan điểm thứ hai cho rằng A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là phù hợp hơn, Bởi một số căn cứ sau:
+ Căn cứ Điều 53 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý…” Vì vậy, bản án năm 2018 đối với A là đã thuộc trường hợp tái phạm. Bản án thứ 2 năm 2020 đã nhận định A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Nhưng lần phạm tội năm 2022 vì cho rằng hành vi trộm cắp tài sản của A chưa đủ định lượng nên lấy tất cả các tiền án trước để định tội danh của A ở mức cấu thành cơ bản tại khoản 1 - Điều 173 BLHS là chưa đủ sức răn đe và không phù hợp với quy định tại điểm b - khoản 2 - Điều 53 BLHS 2015. Dễ dẫn đến một hệ quả người bị xử phạt vi phạm hành chính và người từng có nhiều tiền án (tái phạm nguy hiểm), khi cùng thực hiện một hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng không đủ định lượng thì cùng bị xử lý như nhau tại 1 khung hình phạt bằng nhau. Mặc dù về bản chất người có nhiều tiền án mức độ nguy hiểm sẽ phải cao hơn những trường hợp khác.
+ Xét về mặt lý luận, nhận thấy: Thời điểm xoá án tích đối với bản án thứ nhất của A phạm tội trộm cắp tài sản: Ngày 18/8/2018 - thời điểm A chấp hành xong bản án và các Quyết định khác của bản án thứ nhất đến ngày 20/02/2019 - thời điểm A phạm tội lần thứ hai là chưa đủ thời hạn 02 năm để được đương nhiên xoá án tích theo quy định tại điểm b - khoản 2 - Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 nên bản án thứ nhất của A được xác định là chưa được xoá án tích và căn cứ quy định tại khoản 2 - Điều 73 Bộ luật hình sự (Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành). Như vậy, thời điểm xét xoá án tích đối với lần phạm tội thứ nhất của A được tính lại theo thời điểm xoá án tích của lần phạm tội thứ hai khi A phạm tội Trộm cắp tài sản vào ngày 21/4/2020.
Tính đến thời điểm phạm tội mới, tội Trộm cắp tài sản vào ngày 19/10/2022, mặc dù A đã chấp hành xong hình phạt tù của Bản án thứ 2 vào ngày 15/02/2022 nhưng do A chưa đủ điều kiện để đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại điểm b - khoản 2 - Điều 70 Bộ luật hình sự, nên cả bản án thứ nhất và bản án thứ hai của A đều được xác định là chưa được xoá án tích; Tuy nhiên, cả 2 bản án trước đều đủ định lượng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 173 BLHS, đồng thời lần thực hiện hành vi trộm cắp 1.500.000 đồng chỉ nên sử dụng tiền án thứ 2 về tội “Trộm cắp tài sản” của A năm 2020 để xem xét là dấu hiệu “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” để xác định cấu thành tội phạm của lần phạm tội này. Còn tiền án thứ nhất về tội “Trộm cắp tài sản” năm 2018 phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với A, vì trong bản án này A đã được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là đã tái phạm theo quy định tại điểm h - khoản 1 - Điều 52 BLHS 2015, không liên quan đến cấu thành tội phạm năm 2018 mà A đã thực hiện, do đó cần tách riêng 02 bản án năm 2018 và 2020 để xử lý hành vi của A sẽ phù hợp hơn.
+ Ngoài ra, hiện tại chưa có văn bản mới hướng dẫn cụ thể các quy định liên quan đến “Tái phạm hay tái phạm nguy hiểm” quy định tại Điều 53 BLHS 2015, tuy nhiên, có thể tham khảo hướng dẫn mới nhất tại Tiểu mục 2 - Điều 3 - Nghị quyết 03/2020, ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, có nêu nội dung liên quan trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau: “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự là trước đó người phạm tội đã bị kết án trong 01 lần về một hoặc nhiều tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 của một trong các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp ngoài tiền án nêu trên, người phạm tội còn có tiền án khác thì tiền án này được sử dụng để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, trừ trường hợp các tiền án đều đã được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội trong các lần kết án trước đó.”
Như vậy, với quy định của Nghị quyết 03/2020, ngày 30/12/2020 thì cụm từ “Đã bị kết án …” phải được hiểu là “trước đó người phạm tội đã bị kết án trong 01 lần về một hoặc nhiều tội..”, chứ không thể hiểu là đã bị kết án nhiều lần bằng nhiều bản án và áp dụng chung chung như quan điểm thứ nhất. Cho nên, tiền án nào sử dụng là tình tiết cấu thành tội phạm thì loại trừ, còn tiền án nào không được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội trong các lần kết án trước đó phải được sử dụng để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Do đó, quan điểm thứ 2 sẽ phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 03/2020 và việc áp dụng pháp luật sẽ đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh hơn.
Trên đây là quan điểm cá nhân của bản thân trong quá trình nghiên cứu và áp dụng. Mong sẽ sớm có những văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể những vấn đề nêu trên để quá trình áp dụng pháp luật được thống nhất.
+ Ngày 18/8/2018, A bị xử phạt 09 tháng tù giam về tội “Trộm cắp tài sản”; ngày 20/2/2019, A ra tù và chấp hành xong các quyết định khác của bản án (trong bản án lần này có xác định A bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm theo quy định tại điểm h - khoản 1 - Điều 52 BLHS).
+ Ngày 21/4/2020, A tiếp tục bị xử phạt 03 năm tù giam về “Trộm cắp tài sản” (Bản án có xác định A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm theo quy định tại điểm g - khoản 2 - Điều 173 BLHS); ngày 15/02/2022, A ra tù, chưa đóng án phí.
+ Ngày 19/10/2022, A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trị giá 1.500.000 đồng và bị bắt.
Vấn đề đặt ra trong trường hợp này, với những tình tiết của vụ án nêu trên A có thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm hay không, hiện có hai quan điểm cho rằng:
- Quan điểm thứ nhất: Nguyễn Văn A chỉ phạm tội “Trộm cắp tài sản” được quy định tại khoản 1 - Điều 173 BLHS. Bởi vì:
Căn cứ Điều 53 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đồng thời tham khảo các nội dung tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999, cho thấy: Tại điểm a, tiểu mục 7.3, mục 7 của Nghị quyết 01/2006, quy định: “Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, hành vi trộm cắp tài sản xảy ra ngày 19/10/2022 chưa đủ yếu tố cấu thành tội “trộm cắp tài sản”, do chưa đủ định lượng, nhưng vì A đã có 02 tiền án về tội chiếm đoạt tài sản, nên A mới phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 - Điều 173 BLHS 2015. Vì vậy, các tiền án năm 2018 và 2020 của A đã bị loại trừ để xác định “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”.
- Quan điểm thứ hai: Nguyễn Văn A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, nên phải khởi tố A về tội “trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm g - khoản 2 - Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bởi vì:
Căn cứ BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đồng thời tham khảo các nội dung tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999, cho thấy: Tại điểm b, tiểu mục 7.3, mục 7 của Nghị quyết 01/2006, có quy định: “Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, ngày 19/10/2022, mặc dù A phạm tội trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng, song Bản án lần thứ 2 (ngày 21/10/2020) đã được sử dụng là tình tiết định tội đối với A trong lần phạm tội này; Riêng bản án thứ nhất (ngày 18/8/2018) chưa được sử dụng là tình tiết định tội, trong khi đó trong bản án thứ nhất này đã nhận định bị can A trước đó đã có tiền án và bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm theo quy định tại điểm h - khoản 1 - Điều 52 BLHS 2015. Cho nên, trường hợp này hành vi của A đã thuộc trường hợp “Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý” theo quy định tại điểm b - khoản 2 - Điều 53 BLHS 2015. Cho nên hành vi phạm tội của A vào ngày 19/10/2022 phải được truy tố theo điểm g - khoản 2 - Điều 173 BLHS mới phù hợp.
Theo ý kiến cá nhân, bản thân đồng tình quan điểm thứ hai cho rằng A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là phù hợp hơn, Bởi một số căn cứ sau:
+ Căn cứ Điều 53 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý…” Vì vậy, bản án năm 2018 đối với A là đã thuộc trường hợp tái phạm. Bản án thứ 2 năm 2020 đã nhận định A phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Nhưng lần phạm tội năm 2022 vì cho rằng hành vi trộm cắp tài sản của A chưa đủ định lượng nên lấy tất cả các tiền án trước để định tội danh của A ở mức cấu thành cơ bản tại khoản 1 - Điều 173 BLHS là chưa đủ sức răn đe và không phù hợp với quy định tại điểm b - khoản 2 - Điều 53 BLHS 2015. Dễ dẫn đến một hệ quả người bị xử phạt vi phạm hành chính và người từng có nhiều tiền án (tái phạm nguy hiểm), khi cùng thực hiện một hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng không đủ định lượng thì cùng bị xử lý như nhau tại 1 khung hình phạt bằng nhau. Mặc dù về bản chất người có nhiều tiền án mức độ nguy hiểm sẽ phải cao hơn những trường hợp khác.
+ Xét về mặt lý luận, nhận thấy: Thời điểm xoá án tích đối với bản án thứ nhất của A phạm tội trộm cắp tài sản: Ngày 18/8/2018 - thời điểm A chấp hành xong bản án và các Quyết định khác của bản án thứ nhất đến ngày 20/02/2019 - thời điểm A phạm tội lần thứ hai là chưa đủ thời hạn 02 năm để được đương nhiên xoá án tích theo quy định tại điểm b - khoản 2 - Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 nên bản án thứ nhất của A được xác định là chưa được xoá án tích và căn cứ quy định tại khoản 2 - Điều 73 Bộ luật hình sự (Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành). Như vậy, thời điểm xét xoá án tích đối với lần phạm tội thứ nhất của A được tính lại theo thời điểm xoá án tích của lần phạm tội thứ hai khi A phạm tội Trộm cắp tài sản vào ngày 21/4/2020.
Tính đến thời điểm phạm tội mới, tội Trộm cắp tài sản vào ngày 19/10/2022, mặc dù A đã chấp hành xong hình phạt tù của Bản án thứ 2 vào ngày 15/02/2022 nhưng do A chưa đủ điều kiện để đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại điểm b - khoản 2 - Điều 70 Bộ luật hình sự, nên cả bản án thứ nhất và bản án thứ hai của A đều được xác định là chưa được xoá án tích; Tuy nhiên, cả 2 bản án trước đều đủ định lượng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 173 BLHS, đồng thời lần thực hiện hành vi trộm cắp 1.500.000 đồng chỉ nên sử dụng tiền án thứ 2 về tội “Trộm cắp tài sản” của A năm 2020 để xem xét là dấu hiệu “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” để xác định cấu thành tội phạm của lần phạm tội này. Còn tiền án thứ nhất về tội “Trộm cắp tài sản” năm 2018 phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với A, vì trong bản án này A đã được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là đã tái phạm theo quy định tại điểm h - khoản 1 - Điều 52 BLHS 2015, không liên quan đến cấu thành tội phạm năm 2018 mà A đã thực hiện, do đó cần tách riêng 02 bản án năm 2018 và 2020 để xử lý hành vi của A sẽ phù hợp hơn.
+ Ngoài ra, hiện tại chưa có văn bản mới hướng dẫn cụ thể các quy định liên quan đến “Tái phạm hay tái phạm nguy hiểm” quy định tại Điều 53 BLHS 2015, tuy nhiên, có thể tham khảo hướng dẫn mới nhất tại Tiểu mục 2 - Điều 3 - Nghị quyết 03/2020, ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, có nêu nội dung liên quan trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau: “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự là trước đó người phạm tội đã bị kết án trong 01 lần về một hoặc nhiều tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 của một trong các điều 353, 354 và 355 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp ngoài tiền án nêu trên, người phạm tội còn có tiền án khác thì tiền án này được sử dụng để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, trừ trường hợp các tiền án đều đã được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội trong các lần kết án trước đó.”
Như vậy, với quy định của Nghị quyết 03/2020, ngày 30/12/2020 thì cụm từ “Đã bị kết án …” phải được hiểu là “trước đó người phạm tội đã bị kết án trong 01 lần về một hoặc nhiều tội..”, chứ không thể hiểu là đã bị kết án nhiều lần bằng nhiều bản án và áp dụng chung chung như quan điểm thứ nhất. Cho nên, tiền án nào sử dụng là tình tiết cấu thành tội phạm thì loại trừ, còn tiền án nào không được sử dụng để xác định dấu hiệu định tội trong các lần kết án trước đó phải được sử dụng để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Do đó, quan điểm thứ 2 sẽ phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 03/2020 và việc áp dụng pháp luật sẽ đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh hơn.
Trên đây là quan điểm cá nhân của bản thân trong quá trình nghiên cứu và áp dụng. Mong sẽ sớm có những văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể những vấn đề nêu trên để quá trình áp dụng pháp luật được thống nhất.