Tại điểm b khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định, khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn:
…
“Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;”
…
Khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 3 Điều 93 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đều quy định:
“Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu trữ cung cấp tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu….”
Khoản 4 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 93 Luật tố tụng hành chính đều quy định:
“Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu cung cấp, tài liệu, chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này”.
Tại đơn vị trong thời gian qua có trường hợp, Tòa án ra quyết định đình chỉ không đúng quy định pháp luật, Viện kiểm sát tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để kháng nghị phúc thẩm quyết định đình chỉ nói trên và được cấp trên chấp nhận kháng nghị, hủy quyết định đình chỉ, cụ thể như sau:
Ông Lê Văn T khởi kiện UBND quận H về hành vi thu hồi đất. Khi ông Lê Văn T chết con là ông Lê Văn K ủy quyền cho luật sư tham gia vụ kiện với tư cách là người khởi kiện. Tòa án nhân dân quận B đã triệu tập người thừa kế tố tụng của ông Lê Văn T, luật sư có mặt theo giấy triệu tập, Tòa án cho rằng luật sư không đủ tư cách đại diện ông Lê Văn T và ông Lê Văn K. Sau đó, Tòa án tiếp tục triệu tập người thừa kế tố tụng của ông Lê Văn T nhưng không ai đến. Tòa án nhân dân quận B cho rằng đã nhiều lần triệu tập nhưng những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông Lê Văn T đều vắng mặt, chứng tỏ thủ tục kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính của ông Lê Văn T không được các con ông T kế thừa nên Tòa án nhân dân quận B căn cứ điểm a khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nói trên.
Trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định Tòa án cùng cấp, Viện kiểm sát đã phát hiện quyết định đình chỉ trên không đúng quy định pháp luật. Qua biên bản làm việc giữa Viện kiểm sát và ông Lê Văn K thì được biết ông Lê Văn T ngoài ông K còn có 8 người con khác và những người này không biết gì về vụ việc này, ông Lê Văn K cung cấp giấy khai sinh cho Viện kiểm sát. Tòa án nhân dân quận B căn cứ điểm a khoản 1 Điều 143 đình chỉ vụ án hành chính là hoàn toàn sai quy định pháp luật, lẽ ra Tòa án nhân quận B phải căn cứ điểm a khoản 1 Điều 141 tạm đình chỉ vụ án khi chưa có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông Lê Văn T và tiếp tục xác minh thu thập thêm chứng cứ về những người trong hàng thừa kế của ông T có những ai và ý kiến của họ ra sao đối với vụ kiện này, có như thế mới đảm bảo được quyền lợi của đương sự và phù hợp quy định pháp luật.
Qua đó, cho thấy, quyền xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ của Viện kiểm sát được quy định rất rõ trong các Điều luật như đã viện dẫn, tuy nhiên, quyền này trên thực tế vẫn chưa được thực hiện triệt để vì vẫn còn tâm lý coi việc xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ là việc của Tòa án. Thiết nghĩ Viện kiểm sát cần thực hiện nghiêm qui định về quyền xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ để kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, nâng cao về số lượng lẫn chất lượng kháng nghị, kiến nghị của đơn vị, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của Ngành mà pháp luật quy định.
…
“Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;”
…
Khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 3 Điều 93 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đều quy định:
“Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu trữ cung cấp tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu….”
Khoản 4 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 93 Luật tố tụng hành chính đều quy định:
“Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu cung cấp, tài liệu, chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này”.
Tại đơn vị trong thời gian qua có trường hợp, Tòa án ra quyết định đình chỉ không đúng quy định pháp luật, Viện kiểm sát tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để kháng nghị phúc thẩm quyết định đình chỉ nói trên và được cấp trên chấp nhận kháng nghị, hủy quyết định đình chỉ, cụ thể như sau:
Ông Lê Văn T khởi kiện UBND quận H về hành vi thu hồi đất. Khi ông Lê Văn T chết con là ông Lê Văn K ủy quyền cho luật sư tham gia vụ kiện với tư cách là người khởi kiện. Tòa án nhân dân quận B đã triệu tập người thừa kế tố tụng của ông Lê Văn T, luật sư có mặt theo giấy triệu tập, Tòa án cho rằng luật sư không đủ tư cách đại diện ông Lê Văn T và ông Lê Văn K. Sau đó, Tòa án tiếp tục triệu tập người thừa kế tố tụng của ông Lê Văn T nhưng không ai đến. Tòa án nhân dân quận B cho rằng đã nhiều lần triệu tập nhưng những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông Lê Văn T đều vắng mặt, chứng tỏ thủ tục kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính của ông Lê Văn T không được các con ông T kế thừa nên Tòa án nhân dân quận B căn cứ điểm a khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nói trên.
Trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định Tòa án cùng cấp, Viện kiểm sát đã phát hiện quyết định đình chỉ trên không đúng quy định pháp luật. Qua biên bản làm việc giữa Viện kiểm sát và ông Lê Văn K thì được biết ông Lê Văn T ngoài ông K còn có 8 người con khác và những người này không biết gì về vụ việc này, ông Lê Văn K cung cấp giấy khai sinh cho Viện kiểm sát. Tòa án nhân dân quận B căn cứ điểm a khoản 1 Điều 143 đình chỉ vụ án hành chính là hoàn toàn sai quy định pháp luật, lẽ ra Tòa án nhân quận B phải căn cứ điểm a khoản 1 Điều 141 tạm đình chỉ vụ án khi chưa có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông Lê Văn T và tiếp tục xác minh thu thập thêm chứng cứ về những người trong hàng thừa kế của ông T có những ai và ý kiến của họ ra sao đối với vụ kiện này, có như thế mới đảm bảo được quyền lợi của đương sự và phù hợp quy định pháp luật.
Qua đó, cho thấy, quyền xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ của Viện kiểm sát được quy định rất rõ trong các Điều luật như đã viện dẫn, tuy nhiên, quyền này trên thực tế vẫn chưa được thực hiện triệt để vì vẫn còn tâm lý coi việc xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ là việc của Tòa án. Thiết nghĩ Viện kiểm sát cần thực hiện nghiêm qui định về quyền xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ để kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, nâng cao về số lượng lẫn chất lượng kháng nghị, kiến nghị của đơn vị, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của Ngành mà pháp luật quy định.