Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực thi hành thì tính chất pháp lý của hoạt động định giá tài sản đã có những thay đổi quan trọng. Nếu Bộ luật Hình sự năm 2003 quy định nguồn chứng cứ chỉ bao gồm: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Kết luận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác thì Bộ luật Tố tụng hình sựu năm 2015 đã quy định rõ nguồn chứng cứ bao gồm: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.
Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành đã bổ sung nguồn chứng cứ là “kết luận định giá tài sản”. Được cụ thể hóa tại các quy định điểm d khoản 1 Điều 87, Điều 101 và Điều 221 Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính Phủ thay thế Nghị định 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005. Nên kết quả của hoạt động định giá tài sản phải là kết luận định giá tài sản thì mới thỏa mãn yêu cầu về chứng cứ trong chứng minh của vụ án hình sự. Thực tiễn ở một số địa phương sau khi tiến hành hoạt động định giá hội đồng định giá không ban hành kết luận mà ban hành biên bản định giá là không đúng trình tự quy định của định giá tài sản.
Hiện tại, những người tham gia tố tụng đã có kiến thức pháp luật rất tốt từ các nghiên cứu của bản thân họ và từ việc thông qua hoạt động trợ giúp của luật sư. Vì vậy, nhiều trường hợp khi có bất lợi cho mình thì người tham gia tố tụng đã yêu cầu định giá lại, hoặc yêu cầu Hội đồng xét xử triệu tập giám định viên đến phiên tòa để giải thấy về phương pháp định giá, khảo sát giá, nguồn so sánh giá… vì vậy, để xét xử vụ án được thuận lợi hoạt động kiểm sát định giá cần được trú trọng. Kiểm sát viên cần kiểm tra tính đúng đắn của hoạt động định giá? Hình thức của kết quả định giá cuãng rất quan trọng. Các trường hợp đồng ý định giá phải có biên bản định giá tài sản và kết luận định giá tài sản và phải có chữ ký các thành viên của Hội đồng định giá có mặt tại phiên họp định giá tài sản. Vì trên thực tế, có địa phương hoạt động định giá chỉ có biên bản định giá, có địa phương kết luận định giá chỉ có Chủ tịch Hội đồng định giá ký tên các thành viên tham gia phiên họp khác không ký tên. Đây là những trường hợp sai, nếu không chú ý kiểm sát viên sẽ kiểm sát không chặt chẽ, và kết quả định giá sẽ không được công nhận. Cần áp dụng đúng quy định tại Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
Ngoài ra, có điểm mới trong quy định Bộ luật Tố tụng hình sự về định giá đó là, yêu cầu định giá tài sản để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Đây là vấn đề quan trọng trong quy định về định giá tài sản trong thời gian hiện tại, kiểm sát viên cần nghiên cứu trong xử lý các vụ án hình sự./.