Tham gia phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTDS). Tuy nhiên, không phải tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm Viện kiểm sát đều phải tham gia, mà Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa khi thuộc các trường hợp được quy định trong BLTTDS; Vậy, đối với phiên tòa xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng Viện kiểm sát có tham gia phiên tòa hay không? Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS thì Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của BLTTDS. Điều 27 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT ngày 31/8/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS (viết tắt là Thông tư liên tịch số 02) đã cụ thể hóa các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm; Theo đó, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án dân sự sau đây:
1. Vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 và các điều 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105 và 106 BLTTDS;
2. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng;
3. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở;
4. Vụ án dân sự có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
5. Vụ án dân sự chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS.
Ngoài những trường hợp nêu trên thì Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Tuy nhiên, tại Điều 238 BLTTDS quy định về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng, lại quy định về trình tự phiên tòa này như sau:
“2. Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
5. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này”.
Như vậy, đối với những phiên tòa sơ thẩm khi xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng thì Viện kiểm sát có tham gia phiên tòa hay không? Đây là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, đối với phiên tòa sơ thẩm khi xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng thì Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa; vì khoản 4 Điều 238 BLTTDS có quy định: “Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát”, điều luật không loại trừ những trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS, nên để thực hiện đúng trình tự đối với những phiên tòa sơ thẩm khi xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng theo tinh thần Điều 238 BLTTDS thì Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 27 Thông tư liên tịch số 02, Điều 238 BLTTDS là quy định chung về trình tự tiến hành một phiên tòa sơ thẩm khi xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng, trong đó có cả những trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định và những trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa, chứ không bắt buộc đối với những phiên tòa này Viện kiểm sát phải tham gia.
Theo quan điểm của người viết, quan điểm thứ hai là có căn cứ và phù hợp với thực tế; bởi vì:
Thứ nhất, khoản 2 Điều 21 BLTTDS đã quy định rõ những trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm và Điều 27 Thông tư liên tịch số 02 đã hướng dẫn khá rõ các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Thứ hai, trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án. Như vậy, để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày; trong khi những người tham gia tố tụng trong vụ án có quyền xin xét xử vắng mặt bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án, nên Tòa án không thể biết được tất cả những người tham gia tố tụng có xin xét xử vắng mặt vào thời điểm nào để chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu tham gia phiên tòa, nếu vụ án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS.
Thứ ba, nếu vụ án không thuộc trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo khoản 2 Điều 21 của BLTTDS và giả sử đến ngày xét xử Tòa án mới biết được tất cả những người tham gia tố tụng xin xét xử vắng mặt, chẳng lẽ lúc đó Tòa án hoãn phiên tòa để chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến? Như vậy, việc hoãn phiên tòa không đúng quy định tại khoản 1 Điều 233 của BLTTDS quy định về những trường hợp hoãn phiên tòa. Nếu Tòa án không chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu thì Viện kiểm sát không thể tham gia phiên tòa để phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
Do còn nhiều cách hiểu khác nhau, nên cần có sự hướng dẫn thi hành của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp này, để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất trong thực tiễn.
Theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS thì Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của BLTTDS. Điều 27 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT ngày 31/8/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS (viết tắt là Thông tư liên tịch số 02) đã cụ thể hóa các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm; Theo đó, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án dân sự sau đây:
1. Vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 và các điều 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105 và 106 BLTTDS;
2. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng;
3. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở;
4. Vụ án dân sự có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
5. Vụ án dân sự chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS.
Ngoài những trường hợp nêu trên thì Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Tuy nhiên, tại Điều 238 BLTTDS quy định về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng, lại quy định về trình tự phiên tòa này như sau:
“2. Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
5. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này”.
Như vậy, đối với những phiên tòa sơ thẩm khi xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng thì Viện kiểm sát có tham gia phiên tòa hay không? Đây là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, đối với phiên tòa sơ thẩm khi xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng thì Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa; vì khoản 4 Điều 238 BLTTDS có quy định: “Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát”, điều luật không loại trừ những trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS, nên để thực hiện đúng trình tự đối với những phiên tòa sơ thẩm khi xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng theo tinh thần Điều 238 BLTTDS thì Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 27 Thông tư liên tịch số 02, Điều 238 BLTTDS là quy định chung về trình tự tiến hành một phiên tòa sơ thẩm khi xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng, trong đó có cả những trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định và những trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa, chứ không bắt buộc đối với những phiên tòa này Viện kiểm sát phải tham gia.
Theo quan điểm của người viết, quan điểm thứ hai là có căn cứ và phù hợp với thực tế; bởi vì:
Thứ nhất, khoản 2 Điều 21 BLTTDS đã quy định rõ những trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm và Điều 27 Thông tư liên tịch số 02 đã hướng dẫn khá rõ các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Thứ hai, trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án. Như vậy, để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày; trong khi những người tham gia tố tụng trong vụ án có quyền xin xét xử vắng mặt bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án, nên Tòa án không thể biết được tất cả những người tham gia tố tụng có xin xét xử vắng mặt vào thời điểm nào để chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu tham gia phiên tòa, nếu vụ án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS.
Thứ ba, nếu vụ án không thuộc trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo khoản 2 Điều 21 của BLTTDS và giả sử đến ngày xét xử Tòa án mới biết được tất cả những người tham gia tố tụng xin xét xử vắng mặt, chẳng lẽ lúc đó Tòa án hoãn phiên tòa để chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến? Như vậy, việc hoãn phiên tòa không đúng quy định tại khoản 1 Điều 233 của BLTTDS quy định về những trường hợp hoãn phiên tòa. Nếu Tòa án không chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu thì Viện kiểm sát không thể tham gia phiên tòa để phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
Do còn nhiều cách hiểu khác nhau, nên cần có sự hướng dẫn thi hành của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp này, để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất trong thực tiễn.