Chương các tội phạm về ma túy trong Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một cách căn bản, toàn diện, giúp việc hiểu và áp dụng pháp luật được thống nhất hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác vẫn còn có một số quan điểm chưa thống nhất trong áp dụng pháp luật khi giải quyết các tội phạm về ma túy. Cụ thể như sau:
Trước đây, theo quy định tại tiểu mục 1.4 - mục 1 - Phần I của Thông tư liên tịch số 08/2015 ngày 14/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007, ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999, có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2015 có quy định như sau:
“1.4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau: a) Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; b) Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; c) Xái thuốc phiện; d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật.
Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.
Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.
Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng”.
Như vậy, căn cứ nội dung hướng dẫn ở trên thì trong giai đoạn khi áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) để xử lý các tội phạm ma túy thì trong trường hợp nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.
Ví dụ: Ngày 10/01/2010, A bị bắt khi đang tham gia Mua bán trái phép chất ma túy. Quá trình điều tra, A khai nhận mua ma túy về bán lại cho người khác kiếm lời, nhưng khi nhận ma túy thì A hoàn toàn không biết đó là chất ma túy giả. Như vậy, trong ý thức A xác định hàng hóa mà A mua về là chất ma túy. Vì vậy, dù sau đó nếu đưa đi giám định, xác định được đó không phải là chất ma túy thì hành vi phạm tội của A vẫn bị truy cứu theo quy định tại khoản 1 - Điều 194 BLHS 1999.
Tuy nhiên, từ khi BLHS 2015 ra đời đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nào của cơ quan có thẩm quyền thay thế nội dung hướng dẫn trong hai Thông tư liên tịch nói trên. Vì vậy, đối với việc áp dụng pháp luật vào giải quyết trường hợp cụ thể như ví dụ trên hiện còn có các quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương.
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, để giải quyết trường hợp nêu trong ví dụ trên cần áp dụng tinh thần hướng dẫn của Thông tư 08/2015 ngày 14/11/2015, theo đó, chỉ cần xác định được người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng đó là chất ma túy thì dù khi giám định xác định được không phải là chất ma túy thì vẫn phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, cần áp dụng các quy định pháp luật hiện hành đối với trường hợp cụ thể nêu trên, nếu chất được giám định không phải là chất ma túy thì hành vi mà A thực hiện không cấu thành tội phạm. A không phạm tội trong trường hợp này kể cả trong ý thức A xác định đó là chất ma túy.
Bản thân đồng tình với quan điểm thứ hai, trong nội dung Chương XX Bộ luật hình sự 2015 quy định các tội phạm về ma túy đều có quy định cụ thể dấu hiệu định lượng chất ma túy. Vì vậy, để xác định một người có phạm một trong các tội thuộc Chương XX Bộ luật Hình sự 2015 hay không thì ngoài việc phải chứng minh các điều kiện cấu thành tội phạm thì phải chứng minh được chất đó phải là chất ma túy. Tức là, phải có căn cứ chính xác xác định được chất đó là chất ma túy. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 - Điều 31 Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc suy đoán vô tội. Cụ thể hóa quy định nêu trên của Hiến pháp 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung và quy định đầy đủ nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13, như sau: “ Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”
Như vậy, đối với các tội phạm về ma túy là các tội có cấu thành vật chất, do đó, khi chưa xác định được chất được giám định là chất ma túy thì cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để xử lý, tức là không thể buộc tội người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, …chất ma túy giả theo điều khoản tương ứng về các tội phạm ma túy được.
Chính vì vậy, trong thời gian tới kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần xem xét hướng dẫn cụ thể nhằm tháo gỡ vướng mắc nêu trên để đảm bảo quá trình áp dụng pháp luật được thống nhất và không làm oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm./.
Chương các tội phạm về ma túy trong Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một cách căn bản, toàn diện, giúp việc hiểu và áp dụng pháp luật được thống nhất hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác vẫn còn có một số quan điểm chưa thống nhất trong áp dụng pháp luật khi giải quyết các tội phạm về ma túy. Cụ thể như sau:
Trước đây, theo quy định tại tiểu mục 1.4 - mục 1 - Phần I của Thông tư liên tịch số 08/2015 ngày 14/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007, ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999, có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2015 có quy định như sau:
“1.4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau: a) Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; b) Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; c) Xái thuốc phiện; d) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật.
Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.
Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.
Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng”.
Như vậy, căn cứ nội dung hướng dẫn ở trên thì trong giai đoạn khi áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) để xử lý các tội phạm ma túy thì trong trường hợp nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.
Ví dụ: Ngày 10/01/2010, A bị bắt khi đang tham gia Mua bán trái phép chất ma túy. Quá trình điều tra, A khai nhận mua ma túy về bán lại cho người khác kiếm lời, nhưng khi nhận ma túy thì A hoàn toàn không biết đó là chất ma túy giả. Như vậy, trong ý thức A xác định hàng hóa mà A mua về là chất ma túy. Vì vậy, dù sau đó nếu đưa đi giám định, xác định được đó không phải là chất ma túy thì hành vi phạm tội của A vẫn bị truy cứu theo quy định tại khoản 1 - Điều 194 BLHS 1999.
Tuy nhiên, từ khi BLHS 2015 ra đời đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nào của cơ quan có thẩm quyền thay thế nội dung hướng dẫn trong hai Thông tư liên tịch nói trên. Vì vậy, đối với việc áp dụng pháp luật vào giải quyết trường hợp cụ thể như ví dụ trên hiện còn có các quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương.
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, để giải quyết trường hợp nêu trong ví dụ trên cần áp dụng tinh thần hướng dẫn của Thông tư 08/2015 ngày 14/11/2015, theo đó, chỉ cần xác định được người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng đó là chất ma túy thì dù khi giám định xác định được không phải là chất ma túy thì vẫn phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, cần áp dụng các quy định pháp luật hiện hành đối với trường hợp cụ thể nêu trên, nếu chất được giám định không phải là chất ma túy thì hành vi mà A thực hiện không cấu thành tội phạm. A không phạm tội trong trường hợp này kể cả trong ý thức A xác định đó là chất ma túy.
Bản thân đồng tình với quan điểm thứ hai, trong nội dung Chương XX Bộ luật hình sự 2015 quy định các tội phạm về ma túy đều có quy định cụ thể dấu hiệu định lượng chất ma túy. Vì vậy, để xác định một người có phạm một trong các tội thuộc Chương XX Bộ luật Hình sự 2015 hay không thì ngoài việc phải chứng minh các điều kiện cấu thành tội phạm thì phải chứng minh được chất đó phải là chất ma túy. Tức là, phải có căn cứ chính xác xác định được chất đó là chất ma túy. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 - Điều 31 Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc suy đoán vô tội. Cụ thể hóa quy định nêu trên của Hiến pháp 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung và quy định đầy đủ nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13, như sau: “ Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”
Như vậy, đối với các tội phạm về ma túy là các tội có cấu thành vật chất, do đó, khi chưa xác định được chất được giám định là chất ma túy thì cần áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để xử lý, tức là không thể buộc tội người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, …chất ma túy giả theo điều khoản tương ứng về các tội phạm ma túy được.
Chính vì vậy, trong thời gian tới kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần xem xét hướng dẫn cụ thể nhằm tháo gỡ vướng mắc nêu trên để đảm bảo quá trình áp dụng pháp luật được thống nhất và không làm oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm./.