Theo đó, Quy chế này quy định quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra (THQCT, KSĐT) thuộc VKSND tối cao với VKSND cấp tỉnh trong việc giải quyết vụ án hình sự do VKSND tối cao THQCT, KSĐT và quyết định truy tố, sau đó phân công cho VKSND cấp tỉnh THQCT, KSXX sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự; quan hệ phối hợp công tác giữa VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện trong việc giải quyết vụ án hình sự do VKSND cấp tỉnh THQCT, KSĐT và quyết định truy tố, sau đó phân công cho VKSND cấp huyện THQCT, KSXX sơ thẩm được thực hiện theo những quy định tương ứng của Quy chế này.
Việc phối hợp bảo đảm tuân thủ nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong Ngành trong quá trình THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi đơn vị trong THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật và quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân; đồng thời phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân.
Trong quá trình phối hợp, đơn vị THQCT, KSĐT thuộc VKSND cấp trên chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra và quyết định truy tố bị can ra trước TAND có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; có trách nhiệm phối hợp với VKSND cấp dưới trong quá trình THQCT, KSXX sơ thẩm. Bên cạnh đó, VKSND cấp dưới có trách nhiệm phối hợp với đơn vị THQCT, KSĐT trong quá trình THQCT, KSĐT vụ án; chịu trách nhiệm THQCT, KSXX sơ thẩm khi được VKSND cấp trên phân công.
Việc phối hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác THQCT, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, bảo đảm việc giải quyết vụ án chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Tăng cường trách nhiệm của Kiểm sát viên tham gia giải quyết vụ án hình sự. Tạo điều kiện cho KSV của VKS cấp dưới được tham gia giải quyết vụ án ngay từ giai đoạn điều tra, bảo đảm nắm chắc hồ sơ vụ án, chứng cứ, tài liệu, đồ vật, nội dung , tiến độ, kết quả điều tra vụ án để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ THQCT, KSXX sơ thẩm tại phiên tòa. Tạo điều kiện cho KSV của VKS cấp trên giải quyết vụ án liên tục từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra, truy tố cho đến khi kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án.
Quy chế 314 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các quy định liên quan trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ./.
Việc phối hợp bảo đảm tuân thủ nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong Ngành trong quá trình THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi đơn vị trong THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật và quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân; đồng thời phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân.
Trong quá trình phối hợp, đơn vị THQCT, KSĐT thuộc VKSND cấp trên chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra và quyết định truy tố bị can ra trước TAND có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; có trách nhiệm phối hợp với VKSND cấp dưới trong quá trình THQCT, KSXX sơ thẩm. Bên cạnh đó, VKSND cấp dưới có trách nhiệm phối hợp với đơn vị THQCT, KSĐT trong quá trình THQCT, KSĐT vụ án; chịu trách nhiệm THQCT, KSXX sơ thẩm khi được VKSND cấp trên phân công.
Việc phối hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác THQCT, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, bảo đảm việc giải quyết vụ án chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Tăng cường trách nhiệm của Kiểm sát viên tham gia giải quyết vụ án hình sự. Tạo điều kiện cho KSV của VKS cấp dưới được tham gia giải quyết vụ án ngay từ giai đoạn điều tra, bảo đảm nắm chắc hồ sơ vụ án, chứng cứ, tài liệu, đồ vật, nội dung , tiến độ, kết quả điều tra vụ án để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ THQCT, KSXX sơ thẩm tại phiên tòa. Tạo điều kiện cho KSV của VKS cấp trên giải quyết vụ án liên tục từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra, truy tố cho đến khi kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án.
Quy chế 314 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các quy định liên quan trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ./.