Tại điểm b khoản 1 Điều 52 và một số điều luật trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có văn bản nào thay thế Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó có quy định thế nào là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Cho nên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng quy định của Nghị quyết số 01 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm có liên quan đến tính chất chuyên nghiệp. Cụ thể Nghị quyết có hướng dẫn:
“…5.1. Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.”
Trong thực tiễn để truy tố, xét xử một bị cáo phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là rất khó khăn, nhiều quan điểm khác nhau không thống nhất về nhận thức.Theo cách hiểu thông thường thì chuyên nghiệp tức là đánh giá tính chất một sự việc, con người ở một mức độ chuyên sâu, nhấn mạnh đến tính kinh nghiệm, sự bài bản, sự thuần thục. Người phạm tội lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính là không hợp lý. Đây là một quy định mang tính định tính, chung chung, khó xác định, khó chứng minh trong thực tế, nên có nhiều cách hiểu khác nhau, rất khó cho Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng.
Từ những phân tích nêu trên, từ sự không hợp lý, khó áp dụng trong thực tiễn của Nghị quyết số 01 quy định về “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, kiến nghị trong thời gian tới Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm có quy định mới sửa đổi, thay thế cho phù hợp, theo hướng chỉ quy định mang tính chất định lượng cụ thể, không có quy định mang tính định tính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tố tụng dễ áp dụng trong thực tiễn.
“…5.1. Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.”
Trong thực tiễn để truy tố, xét xử một bị cáo phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là rất khó khăn, nhiều quan điểm khác nhau không thống nhất về nhận thức.Theo cách hiểu thông thường thì chuyên nghiệp tức là đánh giá tính chất một sự việc, con người ở một mức độ chuyên sâu, nhấn mạnh đến tính kinh nghiệm, sự bài bản, sự thuần thục. Người phạm tội lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính là không hợp lý. Đây là một quy định mang tính định tính, chung chung, khó xác định, khó chứng minh trong thực tế, nên có nhiều cách hiểu khác nhau, rất khó cho Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng.
Từ những phân tích nêu trên, từ sự không hợp lý, khó áp dụng trong thực tiễn của Nghị quyết số 01 quy định về “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, kiến nghị trong thời gian tới Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm có quy định mới sửa đổi, thay thế cho phù hợp, theo hướng chỉ quy định mang tính chất định lượng cụ thể, không có quy định mang tính định tính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tố tụng dễ áp dụng trong thực tiễn.