Theo đó, mọi công dân có quyền tiếp cận thông tin thông qua việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp các tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
Việc tiếp cập thông tin phải bảo đảm nguyên tắc: Bình đẳng, không bị phân biệt đối xử; Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau: Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai; Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, công dân sẽ không được tiếp cận thông tin, cụ thể là:
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật, (nếu thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định).
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Riêng đối với các thông tin về bí mật kinh doanh; bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân; bí mật gia đình, công dân chỉ được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh; cá nhân; các thành viên gia đình đó đồng ý.
Trong quá trình thực hiện việc tiếp cận thông tin, nếu người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc tiếp cập thông tin phải bảo đảm nguyên tắc: Bình đẳng, không bị phân biệt đối xử; Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau: Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai; Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, công dân sẽ không được tiếp cận thông tin, cụ thể là:
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật, (nếu thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định).
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Riêng đối với các thông tin về bí mật kinh doanh; bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân; bí mật gia đình, công dân chỉ được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh; cá nhân; các thành viên gia đình đó đồng ý.
Trong quá trình thực hiện việc tiếp cận thông tin, nếu người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.