Điều 69 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015) đã quy định: Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Điều đó có nghĩa là, từ thời điểm được xóa án tích, họ trở thành người hoàn toàn bình thường về mặt tư pháp và không ai có thể căn cứ vào sự kiện họ đã bị kết án trước đây để hạn chế quyền lợi của họ. Sau khi đã được xóa án tích, các giấy tờ liên quan đến lý lịch nhân thân của họ đều được ghi là “không có án tích” và nếu người đó lại phạm tội mới thì cũng coi như phạm tội lần đầu.
BLHS năm 2015 quy định xóa án tích gồm có 03 trường hợp, đó là người bị kết án được đương nhiên xoá án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến việc xem xét điều kiện để được xóa án tích đó là tính thời hạn để xóa án tích. Trên thực tế, vẫn còn trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không nghiên cứu chặt chẽ vấn đề này, mà chỉ căn cứ vào nội dung của quy định đương nhiên xoá án tích hoặc xóa án tích theo quyết định của Tòa án để xem xét, nhận định người đó đã được xóa án tích, dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xác định tiền án của người phạm tội.
Theo quy định tại Điều 73 BLHS năm 2015 thì: Thời hạn để xóa án tích đương nhiên hoặc theo quyết định của Toà án sẽ căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Cụ thể, nếu người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành; Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của BLHS năm 2015, Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó; Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Có thể thấy, việc xác định người bị kết án đã được xóa án tích hay chưa là điều rất quan trọng, ảnh hưởng lớn về mặt pháp lý và mặt xã hội đối với họ. Bởi, khi một người được xoá án tích phạm tội mới thì Toà án không được căn cứ vào tiền án đã được xoá để xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Mặt khác, xóa án tích còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình học tập, lao động của họ, giúp cho những người đã từng lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời, xóa đi cảm giác mặc cảm, bởi quá khứ tội lỗi của mình và tránh được kì thị của người khác, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Ngoài ra, việc này còn mang tính phòng ngừa tội phạm cao. Bởi lẽ, xóa án tích đã góp phần động viên và ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội./.
BLHS năm 2015 quy định xóa án tích gồm có 03 trường hợp, đó là người bị kết án được đương nhiên xoá án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến việc xem xét điều kiện để được xóa án tích đó là tính thời hạn để xóa án tích. Trên thực tế, vẫn còn trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không nghiên cứu chặt chẽ vấn đề này, mà chỉ căn cứ vào nội dung của quy định đương nhiên xoá án tích hoặc xóa án tích theo quyết định của Tòa án để xem xét, nhận định người đó đã được xóa án tích, dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xác định tiền án của người phạm tội.
Theo quy định tại Điều 73 BLHS năm 2015 thì: Thời hạn để xóa án tích đương nhiên hoặc theo quyết định của Toà án sẽ căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Cụ thể, nếu người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành; Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của BLHS năm 2015, Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó; Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Có thể thấy, việc xác định người bị kết án đã được xóa án tích hay chưa là điều rất quan trọng, ảnh hưởng lớn về mặt pháp lý và mặt xã hội đối với họ. Bởi, khi một người được xoá án tích phạm tội mới thì Toà án không được căn cứ vào tiền án đã được xoá để xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Mặt khác, xóa án tích còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình học tập, lao động của họ, giúp cho những người đã từng lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời, xóa đi cảm giác mặc cảm, bởi quá khứ tội lỗi của mình và tránh được kì thị của người khác, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Ngoài ra, việc này còn mang tính phòng ngừa tội phạm cao. Bởi lẽ, xóa án tích đã góp phần động viên và ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội./.