*Một số khái niệm chung
Theo đó, Luật Kế toán hiện hành nêu lên số khái niệm như sau
- Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính với hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
- Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
- Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
- Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
Qua thu thập kết quả thực tiễn và tài liệu học tập người viết nêu ra thực trạng về công tác tổ chức và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin đối với kế toán ngành Kiểm sát
*Thành tựu:
Hiện nay có 04 phần mềm của Bộ Tài chính đang được đa số các cơ quan tài chính khai thác và một số phần mềm khác do các công ty phần mềm cung cấp.
- 04 phần mềm của Bộ Tài chính là:
+ Phần mềm quản lý ngân sách (IMAS);
+ Phần mềm quản lý, đăng ký tài sản nhà nước;
+ 02 phần mềm liên quan tới lĩnh vực kế toán ngân sách và kho bạc (Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và phần mềm quản lý ngân sách)
- Các phần mềm kế toán khác như: MISA, A-ANA…
TABMIS là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai áp dụng năm 2012 tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện tại 63 tỉnh, thành phố toàn quốc.
TABMIS đã góp phần nâng cao tính minh bạch trong thực hiện kế toán thu – chi NSNN.
Các phần mềm kế toán quản lý ngân sách như IMAS, MISA, A-ANA… được các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiêp trang bị để phục vụ quản lý kế toán thu, chi ngân sách, việc ứng dụng các phần mềm này đã góp phần giúp Công chức, viên chức quản lý kế toán ngày càng chặt chẽ, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí, việc lập sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính với cơ quan tài chính và cơ quan cấp trên được công chức kế toán thực hiện đầy đủ và chính xác.
Hiện nay việc quản lý thu, chi kế toán và các giao dịch với kho bạc được thực hiện trên dich vụ công kho bạc nhà nước, việc tích hợp một số chứng từ thanh toán trong ứng dụng phần mềm vào dịch vụ công kho bạc để thực hiện giao dịch đã được áp dụng góp phần giúp đội ngũ kế toán cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp hạn chế đi lại và rút ngắn thời gian và ngày càng mang tính khoa học và hiện đại hơn.
Đối với việc ứng dụng CNTT và phần phần mềm kế toán của đội ngũ công chức kế toán ngành kiểm sát đặc biệt là đối với công chức kế toán Viện kiểm sát nhân dân TP. Cần Thơ, việc ứng dụng phần mềm quản lý kế toán được thực hiện một thời gian khá lâu, phần mềm kế toán đầu tiên được trang bị là phần mềm kế toán A-ANA sau đó trang bị phần mềm MISA cho đến ngày nay. Kể từ khi đội ngũ công chức kế toán Viện kiểm sát nhân dân TP. Cần Thơ được trang bị phần mềm kế toán quản lý ngân sách, việc quản lý thu, chi ngân sách của hầu hết các Viện kiểm sát cấp huyện ngày càng chặt chẽ, khoa học, nhanh gọn, đảm bảo tính chính sát cao trong công tác tham mưu, quản lý tài chính của đơn vị, chế độ báo cáo được hầu hết công chức kế toán báo cáo kịp thời theo yêu cầu cấp trên, đã khắc phục được những hạn chế và thiếu sót về các mẫu biểu báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính và sổ sách kế toán khi đi quyết toán hàng năm với cấp trên.
Ngoài ra, việc thực hiện các phần mềm như dịch vụ công kho bạc, phần mềm bảo hiểm xã hội, phần mềm khai báo thuế để giao dịch với cơ quan tài chính và cấp trên có ưu điểm vượt trội là có thể thực hiện hồ sơ bất kỳ lúc nào, nhanh chống, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, việc đối chiếu và lập hồ sơ báo cáo chính xác khoa học, giúp lãnh đạo theo dõi số dư dự toán kịp thời để cân đối thu chi tiết kiệm, chống lãng phí làm thất thoát ngân sách.
Công tác đào tạo bồ dưỡng đội ngũ công chức kế toán ngành kiểm sát về nghiệp vụ và ứng dụng công nghề thông tin trong quản lý kế toán rất được quan tâm như: Tập huấn sử dụng phần mềm MISA thường xuyên khi nâng cấp, tập huấn nghiệp vụ, mới đây là cử công chức kế toán ngành kiểm sát toàn TP. Cần Thơ học nghiệp vụ kế toán viên hình thức trực tuyến…
* Tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên với những kết quả đạt được như trên, việc tổ chức và ứng dụng CNTT còn những tồn tại, hạn chế:
- Việc triển khai hệ thống thông tin, phần mềm tại các cơ quan tài chính địa phương không đồng bộ trong khai thác sử dụng các phần mềm do Bộ Tài chính triển khai (Chạy trên hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông nhất ngành tài chính) và các hệ thống phần mềm do UBND tỉnh/ Sở tài chính tự triển khai (Chạy trên hạ tầng riêng của tỉnh).
- Tuy phần mềm TABMIS đã góp phần nâng cao tính minh bạch trong thực hiện kế toán thu –chi NSNN, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu trong công tác tổng hợp quyết toán ngân sách.
- Phần mềm IMAS là phần mềm duy nhất của Bộ Tài chính triển khai cho cơ quan tài chính địa phương phục vụ công tác tổng hợp quyết toán. Phần mềm IMAS có rất nhiều ưu điểm vượt chọi so với các phần mềm thương mại nhưng vẫn còn một số tồn tại như còn phải nhập thủ công một số bước trong thao tác phần mềm và do việc phân cấp ngân sách nên nhiều cơ quan tài chính địa phương đã đầu tư để sử dụng phần mềm riêng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn trao đổi giữ liệu theo quy định.
- Phần mềm quản lý tài sản công còn phức tạp chưa đồng bộ và tích hợp vào phần mềm quản lý kế toán ngân sách nên việc tính và trích khâu hao tài sản cố định, hây số dư đầu kỳ trong kết chuyển chi phí hoạt động cuối năm của phần mềm quản lý kế toán không hiểu, do đó còn phải nhập thủ công để kết chuyển chi phí nên tính chức xác chưa cao.
- Các phần mềm quản lý kế toán ngần sách như MISSA, A-ANA..cũng còn một số lỗi và chưa tích hợp các chứng từ thu, chi đối chiếu vào để giao dịch với kho bạc qua dịch vụ công kho bạc.
- Mẫu biểu kế toán thay đổi liên tục các phần mềm ứng dụng không theo kịp dẫn đến một số thủ tục vẫn thực hiện văn bản giấy.
- Chất lượng hệ thống mạng có nơi chưa ổn định, thiếu đồng bộ giữa các phần mềm nên việc xử lý hồ sơ liên thông đôi khi bị gián đoạn, chưa thông suốt.
- Cơ sở vật chất cho việc ứng dụng mô hình một cửa điện tử một số nơi còn lạc hậu.
+ Một số cán bộ, công chức còn hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin nên lúng túng trong việc vận hành các phần mềm kế toán.
+ Việc lạm dụng vào phần mềm nên đa số công chức kế toán quên cách hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh dẫn đến khi kiểm tra Báo cáo sổ sách chuẩn bị quyết toán cấp trên còn lúng túng và tính chính xác chưa cao.
+ Theo quy định của Luật Kế toán số: 88/2015/QH13 có một số quy định đối với đội ngũ kế toán cơ quan nhà nước và kế toán đơn vị sự nghiệp phải có đạo đức nghề nghiệp, phải đáp ứng các chuẩn mực và trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhưng các chính sách về chế độ cho đội ngũ này còn hạn chế nên đa số họ rất khó khăn trong thu nhập dẫn đến một bộ phận kế toán còn ngán ngại đi tập huấn hay học tập nâng cao trình độ vì tốn kém nhiều chi phí.
* Quan điểm bản thân và đề xuất kiến nghị trong tổ chức và ứng dụng CNTT trong hoạt động kế toán và ứng dụng CNTT đối với kế toán ngành Kiểm sát.
Một là, Chính phủ, Bộ Tài chính và ngành Kiểm sát cần tăng cường thể chế hóa và xây dựng các văn bản để thực hiện có tính hệ thống từ trung ương đến địa phương đối với việc tổ chức và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán ngân sách nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính kế toán ngành Kiểm sát nói riêng.
Hai là, tạo điều kiện cơ sở vật chất và hiện đại hóa thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm kế toán, xây dựng mô hình kế toán điện tử số trong quản lý ngân sách nhà nước.
Ba là, xây dựng phần mềm quản lý ngân sách và kế toán ngân sách hệ thống chung cho các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp để đáp ứng tiêu chuẩn, trao đổi giữ liệu, kiểm tra theo quy định để hướng đến nền kế toán quản lý ngân sách hiện đại hội nhập quốc tế.
Bốn là, cần có nguồn tài chính mạnh để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác kế toán và quản lý ngân sách.
Năm là, đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dựng phần mềm quản lý kế toán và ngân sách.
Sáu là, công chức kế toán cần tăng cường công tác cập nhật các Luật, Nghị định, Thông tư mới và cập nhật thường xuyên nghiệp vụ hạn chế việc lạm dụng phần mềm mà quên đi các kỹ năng về hạch toán nghiệp vụ và kiểm tra sổ sách.
Bảy là, thường xuyên đánh giá và tổng kết việc ứng ụng công nghệ thông tin trong lính vực kế toán và quản lý ngân sách để kịp thời có phương hướng và giải pháp điều chỉnh cho phù hợp pháp luật hiện hành.
Tám là, cần có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ kế toán cả nước nói chung và của ngành Kiểm sát nói riêng để họ ổn định cuộc sống và an tâm công tác góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ cơ quan, nhiệm vụ chính của cơ quan và của nước nhà.