Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 03 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân các chủ thể khác bị xâm phạm. Như vậy, khi hết thời hiệu khởi kiện thì chủ thể sẽ không còn quyền khởi kiện vụ án.
Tuy nhiên, khi hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật nhưng chủ thể vẫn có quyền khởi kiện vụ án khi có một trong các điều kiện sau đây:
+ Thứ nhất, bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình. Ví dụ: Ngày 21/05/2009 ông A thỏa thuận cho ông B vay số tiền 500.000.000 đồng, lãi suất 3%/tháng, đóng lãi hàng tháng, tiền vốn thỏa thuận là 06 tháng trả. Sau khi vay, ông B đóng lãi được 03 tháng thì không đóng và cũng không trả vốn. Ngày 01/05/2016 ông A làm đơn khởi kiện ra Tòa buộc ông B trả gốc và lãi theo quy định. Tại phiên tòa sơ thẩm ông B thừa nhận chỉ vay ông A 300.000.000 đồng và không đồng ý phần lãi do hoàn cảnh khó khăn. Theo qui định tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản là 03 năm. Tuy nhiên, tại phiên Tòa sơ thẩm ông B thừa nhận chỉ vay ông A 300.000.000 đồng nên thời hiệu khởi kiện sẽ được tính lại từ khi ông B thừa nhận nợ 300.000.000 đồng.
+ Thứ hai, bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình. Theo ví dụ trên trước khi ông A khởi kiện ra tòa án, ngày 01/02/2016 ông B đã trả cho ông A 200.000.000 đồng, hai bên có làm lại giấy biên nhận còn nợ lại 300.000.000 đồng không hẹn khi nào sẽ trả, thì thời hiệu khởi kiện được tính lại từ khi có biên nhận nợ, tức là ngày 01/02/2016.
+ Thứ ba, các bên đã tự hòa giải với nhau.
Trong cả ba trường hợp trên thì ngày xảy ra các sự kiện, là ngày bắt đầu tính lại thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 03 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân các chủ thể khác bị xâm phạm. Như vậy, khi hết thời hiệu khởi kiện thì chủ thể sẽ không còn quyền khởi kiện vụ án.
Tuy nhiên, khi hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật nhưng chủ thể vẫn có quyền khởi kiện vụ án khi có một trong các điều kiện sau đây:
+ Thứ nhất, bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình. Ví dụ: Ngày 21/05/2009 ông A thỏa thuận cho ông B vay số tiền 500.000.000 đồng, lãi suất 3%/tháng, đóng lãi hàng tháng, tiền vốn thỏa thuận là 06 tháng trả. Sau khi vay, ông B đóng lãi được 03 tháng thì không đóng và cũng không trả vốn. Ngày 01/05/2016 ông A làm đơn khởi kiện ra Tòa buộc ông B trả gốc và lãi theo quy định. Tại phiên tòa sơ thẩm ông B thừa nhận chỉ vay ông A 300.000.000 đồng và không đồng ý phần lãi do hoàn cảnh khó khăn. Theo qui định tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản là 03 năm. Tuy nhiên, tại phiên Tòa sơ thẩm ông B thừa nhận chỉ vay ông A 300.000.000 đồng nên thời hiệu khởi kiện sẽ được tính lại từ khi ông B thừa nhận nợ 300.000.000 đồng.
+ Thứ hai, bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình. Theo ví dụ trên trước khi ông A khởi kiện ra tòa án, ngày 01/02/2016 ông B đã trả cho ông A 200.000.000 đồng, hai bên có làm lại giấy biên nhận còn nợ lại 300.000.000 đồng không hẹn khi nào sẽ trả, thì thời hiệu khởi kiện được tính lại từ khi có biên nhận nợ, tức là ngày 01/02/2016.
+ Thứ ba, các bên đã tự hòa giải với nhau.
Trong cả ba trường hợp trên thì ngày xảy ra các sự kiện, là ngày bắt đầu tính lại thời hiệu khởi kiện.