Thông tư liên tịch số: 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 (có hiệu lực ngày 06/02/2018) đã quy định cụ thể việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo đó, một trong những nội dung mà Thông tư liên tịch 02/2017 đề cập đến đó là việc phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp “khi có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng” (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 245 và điểm d khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Vậy, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng bao gồm những trường hợp cụ thể nào, để căn cứ vào đó mà Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2017, khi phát hiện vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
- Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
- Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác;
- Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);
- Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt; họ là người câm, người điếc, người mù theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;
- Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án;
- Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;
- Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
- Những trường hợp khác phải ghi rõ lý do trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (như đã nêu trên), nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; hoặc người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi nhưng khi thực hiện hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì họ đã đủ 18 tuổi thì Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo đó, một trong những nội dung mà Thông tư liên tịch 02/2017 đề cập đến đó là việc phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp “khi có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng” (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 245 và điểm d khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Vậy, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng bao gồm những trường hợp cụ thể nào, để căn cứ vào đó mà Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2017, khi phát hiện vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
- Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
- Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác;
- Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);
- Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt; họ là người câm, người điếc, người mù theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;
- Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
- Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án;
- Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;
- Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
- Những trường hợp khác phải ghi rõ lý do trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (như đã nêu trên), nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; hoặc người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi nhưng khi thực hiện hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì họ đã đủ 18 tuổi thì Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung.