Trong hoạt động thi hành án dân sự có những trường hợp Chấp hành viên cần tiến hành xác minh điều kiện đối với người phải thi hành án để có căn cứ tổ chức thi hành án đối với đương sự. Việc xác minh điều kiện thi hành án chính xác, đầy đủ và đúng quy định sẽ tạo thuận lợi cho việc thi hành án, đảm bảo cho bản án được thi hành đầy đủ, bảo vệ quyền lợi cho người được thi hành án. Do vậy Viện kiểm sát cũng cần thực hiện tốt công tác kiểm sát đối với việc xác minh điều kiện thi hành án nhằm đảm bảo việc xác minh của Chấp hành viên được đầy đủ, đúng quy định.
Theo đó, khi kiểm sát xác minh điều kiện thi hành án cần được tiến hành với những nội dung sau:
- Việc bảo đảm thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại khoản 1 - Điều 45 Luật THADS 2014; việc chấp hành thời hạn xác minh quy định tại Điều 44 - Luật THADS 2014;
- Văn bản, tài liệu thể hiện hoạt động thực tế xác minh điều kiện thi hành án của Chấp hành viên; hình thức, thành phần tham gia xác minh, việc lập biên bản xác minh theo quy định tại Điều 44 - Luật THADS 2014, Điều 9 - Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
- Nội dung kết quả xác minh, thể hiện rõ người phải thi hành án có điều kiện hay không có điều kiện thi hành án; Trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản để thi hành án thì xác định rõ tình trạng tài sản, tình trạng sở hữu, sử dụng với tài sản; tài sản đó có được giao dịch trước hoặc sau khi có bản án, quyết định của Tòa án hoặc có tranh chấp hay đang do người thứ ba giữ; có được dùng bảo đảm cho giao dịch dân sự hay không v.v…
- Việc phân loại việc có điều kiện hoặc chưa có điều kiện thi hành án; thẩm quyền, căn cứ của việc ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44a - Luật THADS 2014; Điều 9 - Nghị định 62/2015/NĐ- CP; việc công khai thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo Điều 44a - Luật THADS 2014 và Điều 11 - Nghị định 62/2015/NĐ- CP.
- Khi phát hiện có vi phạm trong việc xác minh, phân loại việc có điều kiện hoặc không có điều kiện thi hành án, Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị để yêu cầu khắc phục vi phạm, xác minh đầy đủ, toàn diện điều kiện thi hành án và phân loại có căn cứ việc thi hành án.
Qua thực tiễn công tác kiểm sát xác minh điều kiện thi hành án nhận thấy việc xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện còn có những vi phạm phổ biến như:
- Chấp hành viên thực hiện xác minh điều kiện thi hành án chưa làm rõ điều kiện gia đình, hoàn cảnh kinh tế của người phải thi hành án, nội dung biên bản xác minh có nhiều trường hợp còn sơ sài chưa thể hiện đầy đủ kết quả xác minh (cụ thể như: biên bản xác minh chỉ có xác nhận của trưởng hoặc phó ấp là người cung cấp thông tin mà không có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trường hợp đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu sử dụng, giao dịch đảm bảo nhưng Chấp hành viên không tiến hành xác minh tại Cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó để làm rõ); Trong những trường hợp người phải thi hành án cố tình cung cấp thông tin địa chỉ không phải của mình hoặc cố tình giấu giếm tài sản dẫn mặc dù người phải thi hành án có tài sản, có điều kiện kinh tế và đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đối vụ người được thi hành án nhưng do Chấp hành viên chủ quan, khi đến địa chỉ của người phải thi hành án cung cấp, qua kiểm tra không ghi nhận được tình trạng tài sản hoặc điều kiện kinh tế không đủ để thi hành án thì nhận định là không có điều kiện thi hành án.
- Việc xác minh của Chấp hành viên không thực hiện đúng quy định pháp luật. Thực tế đã phát hiện một số trường hợp khi tiến hành xác minh Chấp hành viên không trực tiếp đi xác minh mà do cán bộ khác của Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhưng trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án vẫn thể hiện do Chấp hành viên thực hiện. Việc xác minh nhưng không do Chấp hành viên thực hiện không những vi phạm pháp luật mà còn làm cho việc thi hành án gặp nhiều khó khăn và kéo dài.
- Thành phần tham gia xác minh không đảm bảo sự khách quan, người cung cấp thông tin có mối quan hệ họ hàng với một trong các bên đương sự hoặc vì những lý do nào đó mà cố tình cung cấp thông tin không đúng sự thật. Việc người cung cấp thông tin không đúng sự thật hoặc có mối quan hệ với một trong các bên đương sự thì đều không đảm bảo khách quan, làm cho việc thi hành án sẽ không đúng quy định.
Với những vi phạm như vậy sẽ dẫn đến hậu quả là Cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định chưa có điều kiện thi hành đối với người phải thi hành án, làm cho quá trình thi hành án bị kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người được thi hành án. Từ đó, nhằm thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án Viện kiểm sát cần làm tốt một số công việc sau:
- Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự cần tiến hành kiểm sát chặt chẽ đối với những hồ sơ Cơ quan thi hành án xác định chưa đủ điều kiện thi hành án.
- Kiểm sát viên phải tiến hành xác minh lại điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án khi phát hiện những hồ sơ có dấu hiệu vi phạm. Khi thực hiện xác minh điều kiện thi hành án cần phải nắm rõ thông tin về hoàn cảnh gia đình, tình trạng tài sản của người phải thi hành án tại những cơ quan quản lý nhà nước như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ Trưởng ấp v.v…để không bỏ sót nếu người phải thi hành án có tài sản.
- Khi phát hiện có vi phạm về xác minh điều kiện thi hành án, Viện kiểm sát cần thực hiện việc kiến nghị hoặc kháng nghị nhằm yêu cầu Cơ quan thi hành án khắc phục ngay vi phạm và xác minh đầy đủ, toàn diện điều kiện thi hành án và phân loại có căn cứ việc thi hành án.
Theo đó, khi kiểm sát xác minh điều kiện thi hành án cần được tiến hành với những nội dung sau:
- Việc bảo đảm thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại khoản 1 - Điều 45 Luật THADS 2014; việc chấp hành thời hạn xác minh quy định tại Điều 44 - Luật THADS 2014;
- Văn bản, tài liệu thể hiện hoạt động thực tế xác minh điều kiện thi hành án của Chấp hành viên; hình thức, thành phần tham gia xác minh, việc lập biên bản xác minh theo quy định tại Điều 44 - Luật THADS 2014, Điều 9 - Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
- Nội dung kết quả xác minh, thể hiện rõ người phải thi hành án có điều kiện hay không có điều kiện thi hành án; Trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản để thi hành án thì xác định rõ tình trạng tài sản, tình trạng sở hữu, sử dụng với tài sản; tài sản đó có được giao dịch trước hoặc sau khi có bản án, quyết định của Tòa án hoặc có tranh chấp hay đang do người thứ ba giữ; có được dùng bảo đảm cho giao dịch dân sự hay không v.v…
- Việc phân loại việc có điều kiện hoặc chưa có điều kiện thi hành án; thẩm quyền, căn cứ của việc ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44a - Luật THADS 2014; Điều 9 - Nghị định 62/2015/NĐ- CP; việc công khai thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo Điều 44a - Luật THADS 2014 và Điều 11 - Nghị định 62/2015/NĐ- CP.
- Khi phát hiện có vi phạm trong việc xác minh, phân loại việc có điều kiện hoặc không có điều kiện thi hành án, Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị để yêu cầu khắc phục vi phạm, xác minh đầy đủ, toàn diện điều kiện thi hành án và phân loại có căn cứ việc thi hành án.
Qua thực tiễn công tác kiểm sát xác minh điều kiện thi hành án nhận thấy việc xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện còn có những vi phạm phổ biến như:
- Chấp hành viên thực hiện xác minh điều kiện thi hành án chưa làm rõ điều kiện gia đình, hoàn cảnh kinh tế của người phải thi hành án, nội dung biên bản xác minh có nhiều trường hợp còn sơ sài chưa thể hiện đầy đủ kết quả xác minh (cụ thể như: biên bản xác minh chỉ có xác nhận của trưởng hoặc phó ấp là người cung cấp thông tin mà không có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trường hợp đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu sử dụng, giao dịch đảm bảo nhưng Chấp hành viên không tiến hành xác minh tại Cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó để làm rõ); Trong những trường hợp người phải thi hành án cố tình cung cấp thông tin địa chỉ không phải của mình hoặc cố tình giấu giếm tài sản dẫn mặc dù người phải thi hành án có tài sản, có điều kiện kinh tế và đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đối vụ người được thi hành án nhưng do Chấp hành viên chủ quan, khi đến địa chỉ của người phải thi hành án cung cấp, qua kiểm tra không ghi nhận được tình trạng tài sản hoặc điều kiện kinh tế không đủ để thi hành án thì nhận định là không có điều kiện thi hành án.
- Việc xác minh của Chấp hành viên không thực hiện đúng quy định pháp luật. Thực tế đã phát hiện một số trường hợp khi tiến hành xác minh Chấp hành viên không trực tiếp đi xác minh mà do cán bộ khác của Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhưng trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án vẫn thể hiện do Chấp hành viên thực hiện. Việc xác minh nhưng không do Chấp hành viên thực hiện không những vi phạm pháp luật mà còn làm cho việc thi hành án gặp nhiều khó khăn và kéo dài.
- Thành phần tham gia xác minh không đảm bảo sự khách quan, người cung cấp thông tin có mối quan hệ họ hàng với một trong các bên đương sự hoặc vì những lý do nào đó mà cố tình cung cấp thông tin không đúng sự thật. Việc người cung cấp thông tin không đúng sự thật hoặc có mối quan hệ với một trong các bên đương sự thì đều không đảm bảo khách quan, làm cho việc thi hành án sẽ không đúng quy định.
Với những vi phạm như vậy sẽ dẫn đến hậu quả là Cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định chưa có điều kiện thi hành đối với người phải thi hành án, làm cho quá trình thi hành án bị kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người được thi hành án. Từ đó, nhằm thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án Viện kiểm sát cần làm tốt một số công việc sau:
- Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự cần tiến hành kiểm sát chặt chẽ đối với những hồ sơ Cơ quan thi hành án xác định chưa đủ điều kiện thi hành án.
- Kiểm sát viên phải tiến hành xác minh lại điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án khi phát hiện những hồ sơ có dấu hiệu vi phạm. Khi thực hiện xác minh điều kiện thi hành án cần phải nắm rõ thông tin về hoàn cảnh gia đình, tình trạng tài sản của người phải thi hành án tại những cơ quan quản lý nhà nước như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ Trưởng ấp v.v…để không bỏ sót nếu người phải thi hành án có tài sản.
- Khi phát hiện có vi phạm về xác minh điều kiện thi hành án, Viện kiểm sát cần thực hiện việc kiến nghị hoặc kháng nghị nhằm yêu cầu Cơ quan thi hành án khắc phục ngay vi phạm và xác minh đầy đủ, toàn diện điều kiện thi hành án và phân loại có căn cứ việc thi hành án.