Tại Khoản 1 Điều 329 BLTTHS quy định: “Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để đảm bảo thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này”. Thời hạn tạm giam theo quy định là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
Sau khi xét xử sơ thẩm thì bị cáo làm đơn kháng cáo, việc kháng cáo hợp lệ và được chấp nhận.
Tuy nhiên, từ trước đến nay mỗi khi có đơn kháng cáo thì Nhà tạm giữ các quận, huyện sẽ gấp rút chuyển Bị cáo lên Trại tạm giam Công an thành phố Cần Thơ để chờ xét xử phúc thẩm mà không cần biết hồ sơ vụ việc đã được Tòa án chuyển lên Tòa án thành phố hay chưa? Vụ việc đã được thụ lý và ra quyết định tạm giam theo thẩm quyền hay chưa?
Một vấn đề đặt ra là Cơ quan nào ra lệnh trích xuất và ai sẽ ký lệnh trích xuất Bị cáo từ Nhà tạm giữ các quận, huyện lên Trại tạm giam mới đúng? Nội dung chính lúc này là chuyển Trại chờ xét xử phúc thẩm (chuyển từ Nhà tạm giữ các quận, huyện lên Trại tạm giam).
Theo quy định thì quyết định tạm giam của Hội đồng xét xử mà thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thay mặt để ký chỉ có giá trị thực hiện đối với Nhà tạm giữ đang tạm giam bị cáo, không có giá trị thực hiện đối với Trại tạm giam.
Vì pháp luật chưa có quy định rõ ràng đối với trường hợp này nên trên thực tế việc ký lệnh trích xuất rất tùy tiện. Khi thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra quận, huyện nơi bị cáo được xét xử; khi thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện ký; Khi thì Trưởng Nhà tạm giữ hoặc phó Trưởng Nhà tạm giữ ký.
Việc ký lệnh trích xuất của các chức danh trên đều không đúng bản chất của nội dung trích xuất cũng như thẩm quyền quy định. Vì tình trạng của Bị cáo lúc này là chờ xét xử phúc thẩm, vậy phải xử lý như thế nào để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mỗi khi Nhà tạm giữ chuyển Bị cáo lệnh Trại tạm giam (khi Tòa án thành phố chưa thụ lý và ra quyết định tạm giam) mà Trại tạm giam nhận thì sẽ dẫn đến tình trạng giam người trái pháp luật. Trong khoản thời gian này nếu Bị cáo rút kháng cáo, bỏ trốn hoặc chết thì sẽ rất khó khăn cho Trại tạm giam trong việc giải trình với Cơ quan chức năng. Dẫn đến tình trạng giam người trái pháp luật (không có quyết định của người có thẩm quyền).
Để khắc phục những hạn chế nêu trên thì tại điểm a Khoản 4 Điều 19 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có quy định: “Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định”.
Bên cạnh đó, tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23 tháng 1 năm 2018 có quy định rõ việc phối hợp trong việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ.
Để quy trình làm việc chặt chẽ và đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hiện hành; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì Viện kiểm sát nhân dân các quận, huyện cần kiểm sát chặt chẽ các trường hợp kháng cáo (có Bị cáo đang bị tạm giam), tác động đến Tòa án nhanh chóng chuyển hồ sơ về cấp thành phố để Tòa án thành phố thụ lý và ra quyết định tạm giam theo Điều 346 và Điều 347 Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi nhận được quyết định tạm giam của Tòa án thành phố thì Nhà tạm giữ các quận huyện nhanh chóng báo cáo lên Cơ quan Thi hành án hình sự thành phố (Phòng PC81) làm tham mưu đề nghị Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự thành phố ra quyết định điều chuyển Bị cáo từ Nhà tạm giữ các quận, huyện về Trại tạm giam thành phố để tạm giam chờ xét xử phúc thẩm.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì những trường hợp giam giữ người quá hạn hoặc trái phép thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần tăng cường hơn nữa việc kiểm sát thời hạn tạm giam nhất là trường hợp nói trên nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Sau khi xét xử sơ thẩm thì bị cáo làm đơn kháng cáo, việc kháng cáo hợp lệ và được chấp nhận.
Tuy nhiên, từ trước đến nay mỗi khi có đơn kháng cáo thì Nhà tạm giữ các quận, huyện sẽ gấp rút chuyển Bị cáo lên Trại tạm giam Công an thành phố Cần Thơ để chờ xét xử phúc thẩm mà không cần biết hồ sơ vụ việc đã được Tòa án chuyển lên Tòa án thành phố hay chưa? Vụ việc đã được thụ lý và ra quyết định tạm giam theo thẩm quyền hay chưa?
Một vấn đề đặt ra là Cơ quan nào ra lệnh trích xuất và ai sẽ ký lệnh trích xuất Bị cáo từ Nhà tạm giữ các quận, huyện lên Trại tạm giam mới đúng? Nội dung chính lúc này là chuyển Trại chờ xét xử phúc thẩm (chuyển từ Nhà tạm giữ các quận, huyện lên Trại tạm giam).
Theo quy định thì quyết định tạm giam của Hội đồng xét xử mà thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thay mặt để ký chỉ có giá trị thực hiện đối với Nhà tạm giữ đang tạm giam bị cáo, không có giá trị thực hiện đối với Trại tạm giam.
Vì pháp luật chưa có quy định rõ ràng đối với trường hợp này nên trên thực tế việc ký lệnh trích xuất rất tùy tiện. Khi thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra quận, huyện nơi bị cáo được xét xử; khi thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện ký; Khi thì Trưởng Nhà tạm giữ hoặc phó Trưởng Nhà tạm giữ ký.
Việc ký lệnh trích xuất của các chức danh trên đều không đúng bản chất của nội dung trích xuất cũng như thẩm quyền quy định. Vì tình trạng của Bị cáo lúc này là chờ xét xử phúc thẩm, vậy phải xử lý như thế nào để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mỗi khi Nhà tạm giữ chuyển Bị cáo lệnh Trại tạm giam (khi Tòa án thành phố chưa thụ lý và ra quyết định tạm giam) mà Trại tạm giam nhận thì sẽ dẫn đến tình trạng giam người trái pháp luật. Trong khoản thời gian này nếu Bị cáo rút kháng cáo, bỏ trốn hoặc chết thì sẽ rất khó khăn cho Trại tạm giam trong việc giải trình với Cơ quan chức năng. Dẫn đến tình trạng giam người trái pháp luật (không có quyết định của người có thẩm quyền).
Để khắc phục những hạn chế nêu trên thì tại điểm a Khoản 4 Điều 19 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có quy định: “Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do Thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định”.
Bên cạnh đó, tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23 tháng 1 năm 2018 có quy định rõ việc phối hợp trong việc điều chuyển người bị tạm giữ, tạm giam giữa các cơ sở giam giữ.
Để quy trình làm việc chặt chẽ và đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hiện hành; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì Viện kiểm sát nhân dân các quận, huyện cần kiểm sát chặt chẽ các trường hợp kháng cáo (có Bị cáo đang bị tạm giam), tác động đến Tòa án nhanh chóng chuyển hồ sơ về cấp thành phố để Tòa án thành phố thụ lý và ra quyết định tạm giam theo Điều 346 và Điều 347 Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi nhận được quyết định tạm giam của Tòa án thành phố thì Nhà tạm giữ các quận huyện nhanh chóng báo cáo lên Cơ quan Thi hành án hình sự thành phố (Phòng PC81) làm tham mưu đề nghị Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự thành phố ra quyết định điều chuyển Bị cáo từ Nhà tạm giữ các quận, huyện về Trại tạm giam thành phố để tạm giam chờ xét xử phúc thẩm.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì những trường hợp giam giữ người quá hạn hoặc trái phép thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần tăng cường hơn nữa việc kiểm sát thời hạn tạm giam nhất là trường hợp nói trên nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.